Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Bí Quyết chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên các mẹ nên biết

VOH - Đối với các bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ lần đầu sinh con, chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ, lóng ngóng khi chăm sóc con trong những ngày đầu sau sinh.

Để không còn lo lắng, bạn có thể tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh những ngày đầu qua lời chia sẻ của bác sĩ Cao Ngọc Phượng – Trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc trong chương trình Bé khoe nhà vui, phát sóng trên VOH Radio – Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM.

Thời gian nằm viện sau sinh là bao lâu?

Theo bác sĩ Phượng, thời gian nằm viện đã có sự thay đổi, nó ngắn hơn so với nhiều năm trước. Thay vào đó thời gian dành cho gia đình chăm sóc bé tại nhà sẽ tăng lên. Do đó, việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết đối với các bậc cha mẹ.

bi-quyet-cham-soc-tre-so-sinh-trong-nhung-ngay-dau-tien-cac-me-nen-biet-voh

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu là vô cùng quan trọng

Đối với những mẹ sinh thường và bé khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường sau sinh thì có thể nằm viện từ 2 – 3 ngày sẽ về. Riêng đối với những trường hợp sinh mổ thì cần nằm viện từ 3 – 5 ngày. Nếu bé có triệu chứng bất thường thì thời gian ở lại viện sẽ tăng lên để bác sĩ theo dõi.

Dưới đây là những trường hợp bé bất thường cần phải nằm lại bệnh viện:

  • Bé xuất hiện vàng da

Có 60% trường hợp sau sinh, tới ngày thứ 4 bé bị vàng da.

  • Hạ đường huyết

Trường hợp này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bé về sau. Do đó, cả mẹ và bé cần phải nằm lại viện để thăm khám và điều trị.

Theo bác sĩ Phượng, yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị hạ đường huyết là mẹ bị tiểu đường, em bé sinh non, thiếu oxi,…

  • Nhiễm khuẩn sơ sinh

Bác sĩ cho biết, trong 1000 ca sinh đẻ sẽ có 1 hoặc 2 ca bị nhiễm khuẩn. Có thể do mẹ vỡ ối sớm, mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng sinh dục,…Trường hợp này có thể ở lại viện 5 ngày, 7 ngày hoặc 2 tuần,…

Chăm sóc trẻ sơ sinh thường quy bao gồm những vấn đề gì?

Theo bác sĩ, chăm sóc thường quy sẽ bao gồm những vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ: Có nhiều cách giữ thân nhiệt cho trẻ như lau khô, quấn khăn, bao tay, bao chân cho trẻ.
  • Đảm bảo hô hấp của trẻ: Nếu bé sinh đủ tháng thì sẽ dễ dàng thích nghi với cuộc sông bên ngoài tử cung. Nhưng với những trẻ sinh thiếu tháng thì có nguy cơ suy hô hấp cao hơn, do đó cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông khí cho trẻ.
  • Khuyến khích bố mẹ áp dụng phương pháp da kề da: Đây là phương pháp được Bộ Y tế khuyến kích thực hiện tại tất cả các cơ sở, bệnh viện sản khoa trên cả nước.
  • Tiêm ngừa vitamin K1: Việc này sẽ giúp ngăn ngừa xuất huyết não, viêm gan siêu vi B, bệnh lao ở trẻ.
  • Hướng dẫn bà mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh lý: Sau sinh, các mẹ cần quan sát và theo dõi bé để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bệnh lý thường gặp.
  • Chăm sóc rốn để hở và khô: Các mẹ cần theo dõi rốn của bé để xem có nhiễm khuẩn hay không.
  • Tầm soát các xét nghiệm cơ bản sau sinh: Xét nghiệm nhóm máu là một trong những việc làm cần thiết. Đặc biệt, qua xét nghiệm máu xem bé có thuộc nhóm máu đặc biệt hay không để có những trường hợp cần thiết như cần truyền máu thì kịp thời chuẩn bị cấp cứu.

Vì sao nên áp dụng phương pháp da kề da?

bi-quyet-cham-soc-tre-so-sinh-trong-nhung-ngay-dau-tien-cac-me-nen-biet-voh

Phương pháp da kề da mang lại nhiều lợi ích cho bé sau sinh

Phương pháp da kề da đang được khuyến khích ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Bởi nó mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo thân nhiệt của bé được ấm áp vì nhiệt độ của mẹ bao giờ cũng tốt hơn đèn.
  • Nhịp thở của mẹ sẽ kích thích tự nhiên nhịp thở cho em bé.
  • Giúp mẹ cho con bú được thành công hơn.
  • Gắn kết tình cảm mẹ con thông qua hơi thở, cử chỉ, vuốt ve của mẹ.
  • Hạn chế bớt tỉ lệ nhiễm khuẩn.

Nhìn chung, hầu hết các trường hợp đều có thể thực hiện phương pháp da kề da. Tuy nhiên có những bé sinh ra đã khó thở, non yếu cần hỗ trợ hô hấp thì không thể thực hiện được phương pháp này.

Chăm sóc rốn trong những ngày đầu đời như thế nào?

Theo bác sĩ, trước đây, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh thường dùng dung dịch cồn. Tuy nhiên, cách này thường khiến rốn bé lâu rụng hơn.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo nên chăm sóc rốn khô và để rốn hở.

Khi chăm sóc cần lưu ý:

  • Quấn tả dưới rốn bé để ngăn phân và nước dính vào rốn gây nhiễm trùng.
  • Không đặt bé vào chậu tắm khi rốn chưa rụng.
  • Không để rốn dính nước.

Bên cạnh đó cần phải quan sát rốn mỗi ngày, nếu rốn chảy dịch hôi thì nên báo cho bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Khi nào cần tái khám cho trẻ sau sinh?

Theo bác sĩ Phượng, 1 tháng sau sinh cần đưa trẻ đi tái khám để đánh giá phát triển cân nặng, chiều cao, những phát triển về tâm thần, vận động của trẻ. Đồng thời, sau 2 tháng, cần đưa trẻ đi chích ngừa bạch hầu, ho gà, uống váng, bại liệt.

Quan trọng là sau thời gian về nhà nếu em bé có dấu hiệu bất thường thì mang trẻ đi khám. Những dấu hiệu bất thường gồm có:

  • Nhiệt độ trên 37,5 độ C.
  • Số lần bé bú giảm đi so với bình thường, đừng chờ khi trẻ bỏ bú mới đi khám.
  • Bé bị vàng da.
  • Bé thở nhanh.
  • Bé ọc ối nhiều.
  • Rốn rỉ nước cần mang bé đi khám.

Để nghe đầy đủ những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên qua lời chia sẻ của bác sĩ Cao Ngọc Phượng thì có thể nhấp vào audio bên dưới:

Tuyệt chiêu ru ngủ cho trẻ của nữ y tá Việt được 16 triệu cha mẹ khắp thế giới cám ơn: Nhờ nữ y tá Lê Thị Ánh mà hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới đã không còn vất vả khi ru con ngủ, dĩ nhiên là cũng không còn cảnh tượng phải bế con cả đêm.
“Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh”: Khi hệ tiêu hóa bé còn “non”, bé rất dễ bị táo bón. Táo bón nếu kéo dài ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của bé.