Bị sứa cắn nên làm gì?

Sứa là loài sinh vật biển thường xuất hiện gần bờ, nhất là các bãi tắm. Bất cứ ai cũng có thể bị sứa cắn khi đi tắm biển. Vậy khi gặp phải trường hợp này nên xử lý thế nào cho an toàn?

Bị sứa cắn có sao không?

Sứa đã có khoảng hàng triệu năm và sống trong tất cả các đại dương trên trái đất. Có rất nhiều loại sứa khác nhau, một số loại trông giống như giọt nước trong suốt, trong khi những loại khác có kích thước lớn hơn và có nhiều màu sắc hơn với các xúc tu ở phía dưới.

bi-sua-can-nen-lam-gi-voh-1

Sứa có rất nhiều xúc tu chứa độc tố (Nguồn: Internet)

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Sứa không tấn công con người nhưng nếu đi tắm biển, bạn vô tình đạp hoặc chạm vào sứa, nó có thể cắn (chích) và gây ngứa. Thậm chí, nếu bạn dẫm lên một con sứa đã chết, bạn vẫn có thể bị ngứa và đau.

bi-sua-can-nen-lam-gi-voh-2

Bị sứa cắn sẽ đau và ngứa (Nguồn: Internet)

Khi bị sứa cắn, các độc tố sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, bạn chỉ có phản ứng ngoài da, đau ran, nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.

Ở thể nặng, bạn có thể đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, huyết áp tụt... lúc này cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Xử lý đúng cách khi bị sứa cắn

  1. Chăm sóc tại chỗ

Khi chẳng may bị sứa cắn bạn nên xử lý theo những cách sau:

  • Rửa sạch khu vực bị sứa cắn bằng dấm.
  • Nhổ các xúc tu có thể nhìn thấy bằng nhíp tốt.
  • Sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 43 – 45 độ C để ngâm vùng da bị sứa biển cắn. Nếu không có nhiệt kế để đo, hãy thử nước trên tay hoặc khuỷu tay, cảm thấy nước nóng, không gây bỏng là được. Hãy ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước nóng từ 20 – 45 phút.

bi-sua-can-nen-lam-gi-voh-3

Nên ngâm da trong nước nóng hoặc rửa bằng dấm khi bị sứa cắn (Nguồn: Internet)

Những việc bạn không nên làm ngay khi bị sứa cắn:

  • Cố nạo các vòi sứa.
  • Rửa vùng da bằng nước biển.
  • Rửa bằng nước tiểu người.
  • Rửa bằng nước ngọt.
  • Bôi chất làm mềm thịt.
  • Chà bằng khăn.
  • Băng chặt vùng da bị ảnh hưởng.
  1. Chăm sóc y tế

Nếu phát ban hoặc phản ứng da khác có thể dùng thuốc để chữa trị. Vậy bị sứa cắn bôi thuốc gì? Tại chỗ bị sứa cắn có thể dùng một loại histamin bôi hoặc kem hydrocortison nhằm làm giảm ngứa và giảm sưng.

Nếu có phản ứng nghiêm trọng do sứa cắn thì cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc. Nếu vết cắn từ sứa hộp (một loại sứa nguy hiểm, còn được gọi là ong bắp cày biển) thì cần dùng thuốc kháng nọc độc.

Lời khuyên: Du lịch biển là một trải nghiệm thú vị nhưng khi đi biển, bạn nên phòng sẵn một số thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc chữa tiêu chảy và một chai dấm để chủ động xử lý khi bị sứa cắn. Khi xuống tắm, nếu cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa cắn hay không, từ đó có thể xử lý kịp thời, tránh những rủi ro nặng nề về sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang wikihow.vn
  2. Trang kenh14.vn
  3. Trang hellobacsi.com
Bị rắn cắn nên xử lý như thế này: Dù là người thành thị hay nông thôn thì không ai có thể tự tin nói rằng mình không bao giờ bị rắn cắn. Chính vì thế, trang bị những kiến thức để xử lý khi bị rắn cắn là vô cùng cần thiết. 
Bị rết cắn phải làm sao?: Bất cứ ai cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý an toàn khi chẳng may bị rết cắn.
Bình luận