Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là bị gì?

(VOH) - Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Vậy hiện tượng này báo hiệu điều gì về sức khỏe bạn?

1. Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ! Khoảng 4 – 5 tháng trước em đi phân lỏng một thời gian rồi nó tự hết. Sau đó, em đi phân mềm nhưng không còn chắc như xưa. Khi uống bia, rượu hoặc sữa vào là em bị tiêu chảy, một ngày có thể đi 4 – 5 lần. Vậy cho em hỏi đường tiêu hóa em bị gì?

Thính giả: Lê Minh Hưng

2. Bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu là bị gì?

Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng bị tiêu chảy sau khi uống rượu bia. Ngoài tiêu chảy có thể kèm theo một số triệu chứng khác.

Theo PGS. TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), bị tiêu chảy sau khi uống bia, rượu hoặc sữa có thể do 2 nguyên nhân phổ biến sau đây:

2.1 Thứ nhất, do hệ tiêu hóa thiếu men tiêu hóa

Bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn,…sau khi uống bia, rượu, sữa có thể do hệ tiêu hóa đang thiếu một số loại men tiêu hóa như men tiêu hóa sữa, men tiêu hóa bia, rượu,…

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể bổ sung thêm yaourt vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu cách này không mang lại hiệu quả, người bệnh phải sử dụng thêm một số men tiêu hóa dạng thuốc. 

bi-tieu-chay-sau-khi-uong-bia-ruou-la-bi-gi-voh

Tiêu chảy sau uống rượu bia có thể do thiếu men tiêu hóa trong đường ruột (Nguồn: Internet)

2.2 Thứ hai, do hội chứng đại tràng kích thích

Đi ngoài sau uống rượu bia cũng có thể do hội chứng đại tràng kích thích hay còn gọi là hội chứng ruột già kích thích. Khi đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị đúng cách, tránh tình trạng tiêu chảy kéo dài gây mất nước cho cơ thể.

Ngoài ra, đi cầu sau khi uống rượu, bia cũng có thể xuất phát từ thức ăn và bia rượu. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm hoặc rượu bia giả, kém chất lượng cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng, đi cầu sau đó.

Lời khuyên: Nếu tiêu chảy sau khi uống rượu, bia kéo dài thì bạn nên đi khám để kiểm tra đường tiêu hóa cũng như đại tràng để có hướng khắc phục kịp thời và đúng cách.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Loãng xương sớm do rượu bia, thuốc lá, cà phê mỗi ngày?: Một thói quen ăn uống không lành mạnh, một chế độ sinh hoạt không hợp lý sẽ khiến bạn đối mặt với tình trạng loãng xương sớm. Vậy thức uống nào và thói quen gì khiến bạn bị loãng xương sớm?
Bỏ túi 5 cách giải rượu bia này đảm bảo bạn không còn say xỉn triền miên nữa: Sau các buổi tiệc tùng, các cuộc gặp gỡ khách hàng, nếu muốn đào thải nhanh hàm lượng cồn trong cơ thể, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây..