Thắc mắc của thính giả:
Chào bác sĩ! mỗi lần em đi cầu là thấy phân có đàm, em có đi nội soi rồi, bác sĩ ở Bệnh viện 115 nói không có gì tổn thương đến đại tràng và cho em uống thuốc khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi em uống hết thuốc thì bệnh lại tái phát. Hiện tại, em đang điều trị ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ chẩn đoán em chỉ bị rối loạn tiêu hóa thôi và cho em uống thuốc khoảng 1 tuần. Thế nhưng, khi hết thuốc thì 4 – 5 ngày sau bệnh lại tái phát. Em có làm theo lời bác sĩ tư vấn là nên ăn khoai lang, giờ bệnh cũng đỡ nhưng em vẫn bị tiêu chảy, phân có lúc có bọt, có lúc đàm. Vậy giờ em phải làm sao? mong bác sĩ tư vấn.
Hội chứng đại tràng kích thích nên ăn gì?
PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, khi có hiện tượng đi cầu phân có đàm, có bọt hoặc tiêu chảy thường xuyên thì có thể bạn đang bị hội chứng ruột già kích thích hay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích. Để chẩn đoán chính xác thì người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và nội soi.
Nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể do yếu tố tâm lý, tinh thần và một phần là từ thực phẩm.
Người bệnh có thể khắc phục hội chứng này bằng cách:
Khoai lang tốt cho những bệnh nhân bị hội chứng đại tràng kích thích (Nguồn: Internet)
- Dùng thuốc Đông y theo chỉ định của người thầy thuốc.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt như: ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức để tránh căng thẳng, lo âu,…bởi vì những yếu tố này đều ảnh hưởng và tác động đến việc đi cầu hàng ngày.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh cần ăn uống lành mạnh, đặc biệt là nên sử dụng các thực phẩm từ khoai lang như củ khoai lang hoặc rau lang luộc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung rau sam luộc vào chế độ ăn của mình. Khi pha nước chấm rau, người bệnh nên đâm thêm một chút tỏi với gừng để cho vào chén nước chấm, bởi vì đây cũng là những thực phẩm có thể hỗ trợ giải quyết hội chứng ruột kích thích.
Lời khuyên: Khi có những dấu hiệu bất thường ở đường ruột thì người bệnh cần phải thăm khám, tiến hành nội soi nếu cần thiết để xác định chính xác bệnh tật, từ đó có phương án điều trị hiệu quả hơn.
Xem nội dung nhanh hơn tại video này:
Bạn có thể nghe lại chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: