Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên và cách cải thiện

(VOH) – Rối loạn giấc ngủ là tình trạng có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó người tuổi trung niên là đối tượng gặp nhiều nhất. Vậy như thế nào được xem là rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên.

1. Ngủ bao nhiêu là đủ ở tuổi trung niên?

Giấc ngủ là nhu cầu cơ bản và là nhu cầu không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Thời gian ngủ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác trong đời, giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất nhiều, sau đó, theo thời gian giấc ngủ sẽ được điều chỉnh và về mức bình quân là 8 tiếng/ngày.

Người ở tuổi trung niên giấc ngủ tối thiểu cũng phải đạt được 8 tiếng một ngày, tính cả giấc ngủ ban đêm và ngủ buổi trưa. Sau độ tuổi trung niên, nhiều người thấy rằng giấc ngủ người cao tuổi thường rất ít, tuy nhiên trên thực tế nhu cầu ngủ ở người cao tuổi một ngày vẫn phải đủ 8 tiếng.

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người ở độ tuổi trung niên thường rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc dẫn đến rối loạn giấc ngủ và tình trạng rối loạn này làm gia tăng tình trạng sức khỏe tim mạch, các vấn đề về tâm thần và các vấn đề chuyển hóa khác.

Theo các nghiên cứu ghi nhận được, người trung niên bị mất ngủ thường tập trung vào nhóm người từ 40 – 60 tuổi và nữ giới nhiều gấp 3 lần nam giới.

2. Nguyên nhân nào gây rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên?

Theo TS, BS Lê Văn Nhân (PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM), sự hiện diện thường xuyên của áp lực, stress và một số bệnh lý tuổi trung niên chính là những nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.

bieu-hien-roi-loan-giac-ngu-tuoi-trung-nien-va-cach-cai-thien-voh

Rối loạn giấc ngủ thường do yêu tố tâm lý và một bệnh lý ở người trung niên gây ra (Nguồn: Internet)

Ban đầu, bạn có thể sẽ chỉ cảm nhận được tình trạng khó ngủ nhưng nếu khó ngủ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng mất ngủ nặng nề và kéo dài hơn. Sau đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác đi kèm theo như: đau đầu, cáu gắt, suy nhược, trầm cảm...

3. Biểu hiện của một giấc ngủ không chất lượng là gì?

Thông thường người bị chứng mất ngủ sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Khó ngủ;
  • Ngủ không ngon giấc;
  • Rối loạn giấc ngủ bên trong;
  • Buồn ngủ nhưng ngủ không được;
  • Ngủ mơ màng (gặp ảo giác, nằm mơ...);
  • Giấc ngủ nhịp sinh học thay đổi.
  • Một số trường hợp ngủ đầy đủ nhưng khi ngủ dậy lại thấy không tỉnh táo, không khỏe... thì đó cũng được xem là rối loạn giấc ngủ.

4. Ảnh hưởng của chứng rối loạn mất ngủ ở người trung niên

Khi ngủ không đủ giấc, không sâu giấc sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và với người tuổi trung niên những ảnh hưởng có thể gặp phải là:

  • Chất lượng công việc bị tụt giảm, không đáp ứng nhu cầu công việc.
  • Xuất hiện các rối loạn khác đi kèm như thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, rối loạn tim mạch hay các rối loạn chuyển hóa nội sinh khác khiến bạn luôn trong tâm thế bất an.
  • Thường xuyên phải lạm dụng thuốc, phụ thuộc vào thuốc.
  • Rối loạn còn có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp: Những người làm việc liên quan đến sự vận hành máy móc, ví dụ như lái xe cần sự tỉnh táo để giải quyết vấn đề nhưng chứng rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn không tỉnh táo để vận hành máy móc hay xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ.

bieu-hien-roi-loan-giac-ngu-tuoi-trung-nien-va-cach-cai-thien-1-voh

Rối loạn giấc ngủ lâu ngày khiến bạn phải phụ thuộc vào thuốc an thần (Nguồn: Internet)

5. Cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên bằng cách nào?

Có thể thấy, chứng rối loạn giấc ngủ ở tuổi trung niên như một quả bom nổ chậm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Vì thế, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ “tuổi tứ tuần” đầu tiên bạn cần lưu ý các vấn đề như:

  • Môi trường ngủ.
  • Xem xét lại mật tâm lý. Cần giải tỏa ngay những lo lắng, bất an, phải giữ được tâm lý thoải mái, vui vẻ.
  • Hạn chế tình trạng làm việc nhiều, thức khuya.
  • Không sử dụng các chất kích như như cà phê, trà... đặc biệt là vào buổi tối.
  • Tập thể dục đều độ, thường xuyên.
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Hạn chế những thức ăn chiên, xào, dầu mỡ...

Sau khi chú ý và cải thiện yếu tố về bản thân, dinh dưỡng và thói quen lối sống nhưng tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ vẫn không được cải thiện thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hoặc các chuyên gia về mặt tâm lý để được kiểm tra và thăm khám, điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ từ audio bên dưới: