Chờ...

Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn ức chế tế bào ung thư một cách thông minh

(VOH) - Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa và giàu vitamin, chúng thường được thấy trong các món salad rau tươi ngon.

Chất Carotene chứa trong cà rốt có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp ức chế bệnh lý tế bào ung thư.

Ngoài ăn sống ra, cà rốt thực sự còn nhiều cách chế biến thành các món ngon miệng khác, đặc biệt là khi kết hợp trái cây với cà rốt, chúng có thể bổ sung cho nhau tạo ra nhiều món thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe.

Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn ức chế tế bào ung thư một cách thông minh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

"Nhân sâm phương Đông" - Cà rốt có thể chống ung thư và tăng cường miễn dịch

Cà rốt được mệnh danh là “Nhân sâm phương Đông” và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, chất béo và carbohydrate.

Đồng thời, ăn cà rốt còn có thể bổ sung canxi, phốt pho, sắt, kali, natri, axit oxalic, selen và các khoáng chất khác.

Trong số đó, selen có thể trì hoãn sự tiến triển của tế bào ung thư và tăng cường chức năng miễn dịch.

Selen là gọi tắt của Selenium, là khoáng chất cần thiết và dù chỉ chiếm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng nó lại có khả năng cải thiện sức khỏe đáng kể và phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Vì nếu cơ thể bị thiếu hụt selen có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như đột quỵ, đái tháo đường, xơ gan, xơ vữa động mạch, suy tim,… và kể cả ung thư.

Ngoài ra, vitamin A trong cà rốt có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng và các bệnh ung thư khác.

Thiếu hụt vitamin A lâu dài có thể dẫn đến giảm thị lực, dễ bị cảm lạnh, giảm khả năng chữa bệnh…… Vì vậy, người ta thường khuyến khích dùng 2 đến 3 củ cà rốt nhỏ mỗi ngày.

Không nên gọt bỏ vỏ khi chế biến cà rốt

Trái cây và rau củ quả nào kết hợp với cà rốt tốt nhất? Câu trả lời ngay là "cà chua".

Thầy thuốc đông y Kim Soo Hung người Hàn Quốc nói rằng: “Nếu bạn ăn cùng lúc cà rốt với cà chua vào buổi sáng, bạn không chỉ có thể bổ sung β-carotene (β-carotene là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch...) trong cà rốt và thành phần chống ung thư falcarinol mà còn được bổ sung cả lycopene có trong cà chua".

Lycopene là một chất dinh dưỡng từ thực vật có đặc tính chống oxy hóa. Đây là một loại sắc tố trong trái cây tạo nên màu đỏ và hồng, chẳng hạn màu sắc đặc trưng của những loại quả như cà chua, dưa hấu và bưởi hồng. Lycopene có liên quan đến lợi ích bảo vệ sức khỏe của hệ tim mạch, bảo vệ da chống lại cháy nắng và một số loại ung thư.

Ngoài ra, thầy thuốc đông y Kim Soo Hung cũng khuyến khích chúng ta nên làm nước ép cà rốt kết hợp với cà chua với nhau để uống, không những có được 100% dinh dưỡng cho cơ thể mà cách chế biến của nó vô cùng đơn giản, nhưng rất tốt cho sức khỏe.

Thầy thuốc đông y Kim Soo Hung cho biết, vì vỏ cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa nên chỉ cần rửa sạch và không cần gọt bỏ vỏ khi chế biến.

Đối với cà chua, không nên cắt nhỏ cà chua lý do là để giữ nguyên vỏ của cà chua trong quá trình chế biến, vì trong quá trình chế biến này, lycopene sẽ được tạo ra.

Ngoài ra, vì vitamin A và lycopene hòa tan trong chất béo nên khi thêm dầu ô liu vào, làm cho hương vị của món ăn không chỉ thơm ngon hơn mà còn dễ được cơ thể hấp thụ chúng.