Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết những thông tin được đưa ra, ngoài việc cung cấp thông tin cho người dân còn liên quan đến đời sống, mối quan hệ thậm chí sinh mạng của người bệnh hoặc người bị nghi nhiễm bệnh.
Do vậy, để có được thông tin khẳng định về ca bệnh, cần phải kiểm chứng, đối chứng và khi nào khẳng định chắc chắn ca bệnh thì mới công bố và cung cấp thông tin cho báo chí, cho người dân.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Ông Nguyễn Đình Anh cũng cho biết hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận 3 đơn vị đầu ngành của Việt Nam đạt chuẩn xét nghiệm, đó là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Mính, do đó:
Nếu các mẫu từ các địa phương gửi trực tiếp đến 3 Viện trên, khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì khẳng định bệnh nhân đó mắc bệnh COVID-19.
Trường hợp các mẫu do các đơn vị đủ điều kiện và năng lực xét nghiệm, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn (hiện có gần 30 bệnh viện, viện, Trung kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố) có kết quả dương tính, thì các nơi này cũng phải chuyển mẫu về 3 Viện đầu ngành để xét nghiệm lần 2 để khẳng định. Nếu xét nghiệm tại 3 Viện này cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, thì khi đó mới khẳng định bệnh nhân bị bệnh COVI-19.
Ông Nguyễn Đình Anh cũng bày tỏ các cơ quan thông tấn báo chí cũng như người dân cần thông cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những người làm công tác truyền thông của Bộ Y tế chung quanh việc đưa thông tin về dịch COVID-19.
Quận 1 đề nghị xem xét tạm dừng hoạt động quán bar, vũ trường để phòng dịch COVID-19 - (VOH) – Vấn đề trên được nêu ra tại hội nghị giao ban trực tuyến của Ban thường trực Thành ủy, Ban thường trực UBND TPHCM với ban thường trực các quận ủy, huyện ủy chiều 12/3.