4 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

(VOH) – Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là phương pháp dân gian được áp dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nghi ngại về độ hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này.

1. Tác dụng của cây xương rồng khi chữa thoái hóa cột sống

Xương rồng chắc chắn không phải là loại cây xa lạ với nhiều người, loại cây có tên khoa học là euphorbia antiquorum M. Trên thế giới hiện có hơn 2000 loài khác nhau nhưng để sử dụng trong điều trị bệnh, người ta chỉ dùng 2 loại đó là: xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xương rồng là loại cây chứa nhiều thành phần dược tính quan trọng như taraxerol, tartic, acid citric và friedelan-3a-ol. Đây là những chất có khả năng trị nhiều bệnh lý như đau răng, viêm họng, các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.

4-bai-thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song-bang-cay-xuong-rong-va-luu-y-khi-dung-voh

Xương rồng dùng trong trị bệnh có 2 loại đó là: xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một số thành phần dược lý trong xương rồng đã được chứng minh có tác dụng giúp tiêu viêm, khu trừ phong thấp và đẩy lùi tình trạng thoái hóa xương khớp vô cùng hiệu quả. Mặc dù, với những trường hợp bị thoái hóa lâu năm xương rồng chỉ có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa triệu chứng.

Trong Đông y cũng ghi nhận nhiều công dụng của xương rồng, tuy nhiên do có tính hàn và chứa độc nên phải biết cách lựa chọn, sử dụng mới có thể mang lại hiệu quả.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ: Chớ xem thường để tránh gặp phải những biến chứng

2. Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng thường được dựa trên những bài thuốc dân gian lưu truyền. Có tất cả 4 cách dùng xương rồng trị thóa hóa cột sống, đó là:

2.1 Đắp xương rồng bẹ trực tiếp lên vùng bị đau

Chuẩn bị: 3 lá xương rồng bẹ, 1 chiếc khăn sạch,

Thực hiện: Rửa sạch lá xương rồng bẹ, gọt bỏ hết đi phần gai xung quanh. Đem nướng những bẹ xương rồng trên bếp than vài phút cho nóng đều, sau đó quấn vào miếng khăn mỏng, đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa. Khi bẹ xương rồng hết nóng thì thay bằng bẹ khác. Thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả nhanh.

4-bai-thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song-bang-cay-xuong-rong-va-luu-y-khi-dung-1-voh

Phương pháp đắp xương rồng lên vùng bị thương là phương pháp dân gian (Nguồn: Internet)

Đây được xem là phương pháp đơn giản dễ thực hiện nhất. Hơn nữa, xương rồng bẹ không chứa nhiều độc tố như các loại xương rồng loại khác nên khá an toàn, không tốn nhiều thời gian công sức để làm sạch.

2.2 Chườm nóng bằng xương rồng 3 chia

Chuẩn bị: 1 đoạn nhỏ xương rồng 3 chia, 10g muối hạt.

Thực hiện: Dùng một nhánh nhỏ của xương rồng ba chia đem rửa sạch, loại bỏ phần gai cạnh, lấy phần thân đập dập với muối hạt. Cho tất cả vào chảo sao nóng, sau đó gói trong túi vải, đem chườm lên vùng lưng đang bị đau.Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả

Lưu ý: Mủ xương rồng chạm vào da có thể gây bỏng, viêm tấy và thậm chí gây mù nếu rơi vào mắt. Vì thế, phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

Xem thêm: Các nhóm thực phẩm mà người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn và nên tránh

2.3 Ăn canh cá nấu với xương rồng

Chuẩn bị: 1 đoạn nhỏ xương rồng 3 chia, 1 con cá lóc nhỏ.

Thực hiện: Xương rồng 3 chia rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ. Cá lóc làm sạch, thái lát mỏng. Nấu chung các nguyên liệu cùng một chén nước nhỏ. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng món cá lóc nấu xương rồng mỗi ngày trong 5 ngày liên tục sẽ thấy sự thay đổi tích cực, giảm cảm giác đau nhức do thoái hóa rõ rệt.

Lưu ý: Phần gai và mũ của xương rồng có độc tính nên bạn phải chắc chắn đã làm sạch trước khi ăn.

4-bai-thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song-bang-cay-xuong-rong-va-luu-y-khi-dung-2-voh
Canh cá lóc xương rồng

2.4 Xương rồng tai thỏ kết hợp với gừng tươi

Chuẩn bị: 1 nhánh xương rồng tai thỏ cỡ bằng bàn tay, 1 củ gừng tươi, 1 quả chanh, 10g muối hạt và một ít rượu trắng.

Thực hiện: Xương rồng tai thỏ đem làm sạch phần gai và mủ, rửa lại với nước. Thái xương rồng thành lát mỏng ngâm vào thau nước có pha nước cốt chanh và muối hạt. Sau 15 phút vớt xương rồng ra để ráo nước, đem giã nhuyễn với gừng tươi. Cho hỗn hợp vào chảo nóng sao đều hoặc có thể dùng lò vi sóng. Khi hỗn hợp nóng lên thì cho vào túi vải, đắp lên vùng lưng đau nhức do bệnh gây ra.

4-bai-thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song-bang-cay-xuong-rong-va-luu-y-khi-dung-3-voh
Cây xương rồng tai thỏ kết hợp với gừng chữa thoái hóa cột sống

Bạn cũng có thể kết hợp thêm nguyên liệu gừng tươi nên hiệu quả mang lại cao hơn. Gừng có tính ấm, kích thích lưu thông máu, cải thiện khả năng vận động của xương khớp và cột sống đồng thời giúp giảm đau,… nên rất tốt với người bị thoái hóa đốt sống.

3. Những lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Thực tế, không phải tất cả các phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian đều an toàn, bởi trong các bài thuốc này sẽ có những thành phần độc tính chưa được xử lý. Vì thế, để đảm bảo an toàn đối với phương pháp chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

  • Cẩn thận với nhựa mủ: Nhựa mủ xương rồng có độc tính, nếu rơi vào mắt có thể gây mù, tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây viêm và bỏng.
  • Có thể gây ngộ độc khi nấu ăn: Canh xương rồng được xem là món ăn đặc sản vùng miền. Tuy nhiên, khi dùng xương rồng chế biến món ăn chữa thoái hóa cột sống, nếu hấp thu nhiều nhựa mủ có thể dẫn đến ngộ độc.
  • Sử dụng đúng loại cây: Thông thường chỉ có 2 loại xương rồng được dùng trong điều trị bệnh, vì thế hãy tìm đúng loại cây để có thể điều trị an toàn.
  • Nướng lá cây xương rồng vừa phải: Khi nướng lá xương rồng không nên nướng quá nóng vì khi đắp có thể gây bỏng.

Nhìn chung, xương rồng chữa thoái hóa cột sống chỉ là phương pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng hoàn toàn, vì thế bạn chỉ nên áp dụng trong giai đoạn bệnh nhẹ và cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng hãy điều trị theo phương pháp Tây y để đảm bảo an toàn và hiệu quả.