Với kinh nghiệm chữa bệnh theo Đông y, chuyên gia Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã chỉ ra những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả mà không cần phải dùng thuốc kéo dài.
1. Viêm mũi dị ứng là gì?
PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay cho biết, viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể mẫn cảm với các dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có nhiều trong môi trường như khói bụi, phấn hoa, côn trùng,…ngoài ra, viêm mũi dị ứng cũng có thể xuất hiện khi thời tiết đột ngột thay đổi.
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh gây nhiều khó chịu do hắt hơi, sổ mũi liên tục (Nguồn: Internet)
Người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện đặc trưng là hắt hơi liên tục, sau đó chảy mũi nước và tự khỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này có tái diễn thường xuyên khi cơ thể tiếp xúc với dị ứng nguyên và nó khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy làm sao để khắc phục những triệu chứng khó chịu này?
2. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Trong dân gian, có nhiều kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng bằng các dược liệu tự nhiên và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Dưới đây là những cách chữa viêm mũi dị ứng có thể áp dụng ngay tại nhà:
2.1 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng
Gừng là thực phẩm có thể hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh như khó tiêu, đau bao tử, đầy bụng hoặc chống say tàu xe,…Ngoài ra, gừng còn có tác dụng hiệu quả đối với bệnh viêm mũi dị ứng.
Gừng có nhiều công dụng chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Theo bác sĩ Bay, khi có triệu chứng của viêm mũi dị ứng, người bệnh hãy nhai một lát gừng tươi. Mặc dù vị cay the của gừng hơi khó chịu nhưng tinh dầu của nó sẽ đi lên mũi và lan tỏa ra xung quanh mũi giúp chống dị ứng hiệu quả. Bác sĩ Bay cũng cho biết, nhai gừng có tác dụng khắc phục triệu chứng hắt hơi, sổ mũi gấp 15 lần so với thuốc chữa viêm mũi dị ứng.
Lưu ý: Ăn nhiều gừng có thể gây táo bón, vì vậy nếu đang dùng gừng để chữa viêm mũi dị ứng thì trong chế độ ăn bạn cần phải tăng cường rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa và đi cầu dễ dàng hơn.
2.2 Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Ăn tỏi sống để khắc phục viêm mũi dị ứng (Nguồn: Internet)
Tỏi đập dập chứa nhiều allicin, hợp chất này có tính kháng sinh và có thành phần chống dị ứng. Để chữa viêm mũi dị ứng, mỗi ngày bạn có thể dùng tỏi sống, đập dập hoặc băm nhuyễn, sau đó trộn với cơm hoặc cho vào nước mắm để ăn.
2.3 Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Theo bác sĩ Bay, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày hãy hái một nắm lá ngải cứu nấu nước uống hoặc xào với trứng, trộn gỏi để ăn.
Nấu nước ngải cứu uống để chữa viêm mũi dị ứng (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu phơi khô, quấn thành điếu thuốc (hay còn gọi là điếu ngải), sau đó hơ lên các huyệt như huyệt hợp cốc (nằm ở giữa xương ngón cái và ngón trỏ) hoặc huyệt nghinh hương (2 bên cánh mũi). Các tinh dầu trong điếu ngải sẽ giúp giãn cơ và chống dị ứng hiệu quả.
2.4 Chữa viêm mũi dị ứng bằng bạc hà, kinh giới, tía tô
Hỗn hơp nước bạc hà, kinh giới, tía tô có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng (Nguồn: Internet)
Dùng 1 nắm lá bạc hà, kinh giới và tía tô nấu với 1 lít nước còn 1/3 lít, lấy nước này uống khi còn nóng.
Lưu ý: Khi nấu nước cần phải đậy kín để tinh dầu không thoát ra ngoài. Khi mở nắp nồi, bạn có thể đưa mũi vào nồi hít hơi nóng vì trong hơi nóng đó có chứa rất nhiều tinh dầu có lợi.
2.5 Khắc phục viêm mũi dị ứng bằng bấm huyệt
Để giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mỗi sáng, sau khi thức dậy, bạn hãy ngồi lại giường khoảng 3 phút để cơ thể thích nghi với không khí. Sau đó, dùng ngón tay cái của bàn tay đối diện dai ấn vào huyệt hợp cốc, cảm giác đau nhói sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Tiếp theo đó, dùng 2 ngón tay trỏ dai ấn vào huyệt nghinh hương, miết lên xuống để giảm hắt hơi và chảy mũi nước.
Ngoài những kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng trên thì bạn cũng cần giữ ấm cơ thể, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên và đặc biệt là tránh xa các dị ứng nguyên để phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Nếu tình trạng viêm kéo dài không khỏi thì hãy đi khám ở các bác sĩ hoặc thầy thuốc để người ta xem xét và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Xem nội dung bài viết nhanh hơn tại video này:
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: