Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cường kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(VOH) - Cường kinh là một trong những dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vậy cường kinh là gì, nguyên nhân do đâu là làm sao khắc phục?

1. Cường kinh là gì?

Cường kinh là tình trạng máu kinh ra ồ ạt và kéo dài nhiều ngày. Đây là một dạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ, tức chưa hình thành các chu kỳ kinh có rụng trứng và phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh. 

Không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, cường kinh còn khiến phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm.

2. Những nguyên nhân cường kinh thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định có thể dẫn đến tình trạng cường kinh. Dưới đây là những nhóm nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1. Mất cân bằng hormone

cuong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-voh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cường kinh (Nguồn: Internet)

Cường kinh thường gặp nhiều ở phụ nữ tuổi vị thành niên và tuổi mãn kinh, nguyên nhân là do ở thời điểm này lượng hormone trong cơ thể dao động nhiều, khiến kinh nguyệt không đều.

2.2. Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cường kinh.  Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung thường do nhiễm khuẩn, nồng độ estrogen tăng cao hay các mạch máu khu trú ở cổ tử cung bị sung huyết. Đối tượng thường dễ bị polyp tử cung chính là phụ nữ ngoài 20 và đã có con.

2.3. Polyp phát triển từ nội mạc tử cung

Đây là một nguyên nhân gây cường kinh khá thường gặp, tuy nhiên loại polyp này thường không ác tính. Nguyên nhân hình thành là do lượng estrogen trong cơ thể tăng cao sau khi điều trị bằng hormone hoặc một số thể u buồng trứng trong cơ thể gây ra polyp.

2.4. U xơ tử cung

Hiện tượng cường kinh nguyệt nếu xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi 30, 40, nguyên nhân có thể là do có khối u xơ phát triển trong tử cung. U xơ tử cung xuất hiện do một số bất thường về hormone estrogen.

Xem thêm: U xơ tử cung nên ăn gì, kiêng gì? Câu trả lời không phải ai cũng biết!

2.5. Lupus

Lupus là bệnh viêm mãn tính, thuộc loại bệnh tự miễn dịch gây tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là khớp, máu, da và thận. Các yếu tố có thể làm tăng lupus ban đỏ bao gồm: gen, nhiễm khuẩn, một số loại kháng sinh, phơi nhiễm với tia cực tím, stress kéo dài,... và một trong những biểu hiện của bệnh lupus chính là gây ra hiện tượng cường kinh ở phụ nữ. 

2.6. Bệnh viêm tiểu khung

Cường kinh có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm tiểu khung. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn của một hay nhiều cơ quan trong tiểu khung như tử cung, vòi trứng, cổ tử cung. Bệnh lý nhiễm khuẩn này có thể mắc phải qua đường tình dục, sảy thai, thực hiện các thủ thuật phụ khoa,... 

2.7. Bệnh ung thư cổ tử cung

Khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường, phát triển không kiểm soát và gây tổn thương các bộ phận khác của cơ thể có thể sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Một trong những biểu hiện điển hình nhất của ung thư cổ tử cung chính là gây cường kinh.

2.8. Ung thư nội mạc tử cung

cuong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-1-voh

Ung thư nội mạc tử cũng có thể gây ra cường kinh (Nguồn: Internet)

Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến cường kinh ở phụ nữ chính là bệnh ung thư nội mạc tử cung. Khi các tế bào bất thường ở tử cung hay nội mạc tử cung sinh sôi quá nhanh sẽ làm tổn thương đến tử cung và các cơ quan khác, gây ra nhiều triệu chứng, tiêu biểu là kinh nguyệt ra nhiều. 

2.9. Một số nguyên nhân khác

Sử dụng thuốc tránh thai, mang dụng cụ tử cung hay đang mắc phải các bệnh lý gây chảy máu, khó cầm máu...cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn khiến kinh nguyệt ra nhiều.

group-bi-mat-nam-gioi-voh-noi-chia-se-kien-thuc-huu-ich-danh-cho-nam-gioi-1
Group Bí mật nam giới VOH - Nơi chia sẻ kiến thức hữu ích dành cho nam giới

3. Nhận biết triệu chứng cường kinh

Khác với rong kinh, khi bị cường kinh bạn sẽ có những triệu chứng sau đây:

3.1. Máu kinh ra nhiều

Cường khiến khiến máu kinh nguyệt ra nhiều, và bạn phải thay băng liên tục hàng giờ.

3.2. Máu kinh vón cục

Máu kinh có thể xảy ra như bình thường nhưng cũng có thể vón lại thành cục.

3.3. Có thể kèm theo rong kinh

Nếu thời gian hành kinh của bạn vừa ra nhiều máu, vừa kéo dài trên 7 ngày thì có khả năng bạn vừa bị rong kinh vừa bị cường kinh.

Xem thêm: Học cách tính chu kỳ kinh nguyệt để dễ thụ thai và tránh thai an toàn cho các cặp đôi

4. Cách chữa trị cường kinh

Phụ nữ bị cường kinh cần được thăm khám khám phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng của kinh nguyệt đến sức khỏe bản thân, cũng như loại trừ những nguyên nhân do ung thư hoặc bệnh lý ra máu âm đạo bất thường khác mà không phải là cường kinh.

Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như:

  • Do mất cân bằng hormone sẽ được điều trị bằng thuốc.
  • Do polyp cổ tử cung: Phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật cắt hoặc xoắn vặn polyp, kết hợp điều trị thuốc kháng sinh.
  • Do polyp phát triển từ nội mạc tử cung: Soi buồng tử cung và nong nạo là 2 phương pháp thường được áp dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn lấy mẫu mô đi xét nghiệm để loại trừ ác tính.
  • Do u xơ tử cung: Được điều trị bằng phương pháp bóc nhân xơ, lấy nội mạc tử cung, làm tắc động mạch tử cung, cắt tử cung, sử dụng thuốc đồng vận GnRH, androgen, RU486... hoặc có thể không cần điều trị, những u xơ nhỏ sẽ co lại dần mà biến mất khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
  • Do lupus: Cách điều trị tốt nhất là giảm stress, dùng thuốc chống miễn dịch, chống viêm không steroid.
  • Do bệnh lý viêm tiểu khung: Chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Do ung thư cổ tử cung: Thường sẽ được tiến hành can thiệp ngoại khoa, hóa trị, xạ trị
  • Do bệnh lý ung thư nội mạc tử cung: Thông thường sẽ được chỉ định cắt bỏ cổ tử cung phối hợp hóa trị hay xạ trị.

cuong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-2-voh

Dựa vào nguyên nhân gây cường kinh sẽ có những cách điều trị khác nhau (Nguồn: Internet)

5. Cách phòng ngừa cường kinh

Đề phòng ngừa hiện tượng cường kinh, chị em phụ nữ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý như ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời hạn chế lượng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn lạnh.
  • Không nên làm việc quá sức và hoạt động thể chất quá mạnh. Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng để điều hòa khí huyết.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trong kỳ hành kinh. Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần khi hành kinh để hạn chế các bệnh lý phụ khoa khác.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nội tiết sinh dục.
  • Nếu phát hiện bất thường trong thời gian hành kinh và điều đó diễn ra liên tục nhiều lần, chị em cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Nhìn chung, cường kinh có thể xuất hiện ở bất cứ phụ nữ nào, trong độ tuổi nào và nguyên nhân gây ra thì rất nhiều. Do đó, nếu chị em đang có những triệu chứng cường kinh thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám xác định nguyên nhân và có những phương pháp điều trị hiệu quả.

group-bi-mat-nam-gioi-voh-noi-chia-se-kien-thuc-huu-ich-danh-cho-nam-gioi
Group Bí mật nam giới VOH - Nơi chia sẻ kiến thức hữu ích dành cho nam giới
Bình luận