Bệnh giang mai là bệnh lý phổ biến ở cả nam giới và nữ giới do lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, suy giảm thị giác, bại liệt, các cơ quan nội tạng, hệ xương khớp và cảm tâm lý người bệnh.
1. Dấu hiệu bệnh giang mai theo từng giai đoạn
1.1. Giai đoạn thứ nhất
Dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh giang mai là những vết loét nhỏ hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao ở niêm mạc sinh dục. Ở nam giới thường xuất hiện ở miệng sáo, bìu, quy đầu, dương vật,...Nữ giới thường hay gặp ở mép âm đạo, môi lớn, môi bé. Ngoài ra, các vết loét vẫn có thể xuất hiện bên trong hay bên ngoài vòm miệng.
Ở giai đoạn này, nhiều người thường không phát hiện các vết loét này bởi nó thường không mang đến cảm giác đau rát và có thể lành từ 3 - 6 tuần dù chưa được chữa trị. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị tận gốc để hạn chế bệnh tái phát.
Dấu hiệu bệnh giang mai cũng có thể nhận dạng khi nổi các vết loét xung quanh miệng (Nguồn:Internet)
Xem thêm: ‘Điểm mặt’ 9 căn bệnh gây đau rát vùng kín và cách giảm bớt đau rát hiệu quả
1.2. Giai đoạn thứ hai
Vào giai đoạn này, bệnh giang mai sẽ trở nặng hơn khi cơ thể bắt đầu phát ban, sưng hạch bạch huyết và sốt do các xoắn khuẩn phát triển. Ban đầu cơ thể sẽ phát ban từ thân và từ từ bao phủ cả cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy không ngứa, nhưng vẫn cảm thấy mỏi mệt cơ thể, đau đầu, đau cơ, sụt cân, sưng hạch, thậm chí là rụng tóc.
Một vài trường hợp, người bệnh vẫn có thể bị đau xung quanh âm đạo, hậu môn hay miệng. Tương tự như giai đoạn đầu, những vết loét có thể biến mất và không để lại sẹo kể cả khi bạn không được điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng không thể chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh giang mai.
Xem thêm: Dù bạn sống lành mạnh vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh xã hội này
1.3. Giai đoạn thứ ba
Người bệnh tiến triển đến giai đoạn thứ ba khi không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ phát triển thành giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Song người bệnh giang mai vẫn ít có khả năng lây nhiễm cho người khác vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào nội tạng, không còn tồn tại ở ngoài da nữa. Tức có nghĩa, bệnh sẽ khó điều trị và nếu bệnh có thể khỏi thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao, do vi khuẩn gây bệnh vẫn luôn tồn tại trong cơ thể. Mặc dù bệnh giang mai không có khả năng lây nhiễm, nhưng nếu tình trạng bệnh trở nặng thì nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao.
Ở giai đoạn 3, các xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào nội tạng (Nguồn:Internet)
Xem thêm: Thời điểm chuyển mùa rất dễ mắc phải những căn bệnh ngoài da này
1.4. Giai đoạn thứ tư
Khi bệnh giang mai phát triển đến giai đoạn thứ tư, đồng nghĩa với nguy cơ các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, hệ tim mạch, tế bào máu, não và hệ thần kinh đều bắt đầu xuất hiện nhiều triệu chứng của các bệnh lý trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Do đó, đây chính là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai.
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi và nếu không được điều trị, thai có thể bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh giang mai, bạn nên thăm khám ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.