Nên hạn chế cho trẻ đi bơi trong thời điểm có dịch tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan bởi virus trong dịch tiết từ cơ thể trẻ nhiễm bệnh, thông qua tiếp xúc hoặc qua môi trường mà xâm nhập vào cơ thể các bé khỏe mạnh.
Do đó, phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ tham gia các hoạt động đông người như hồ bơi, sân chơi công cộng...
Với môi trường nước hồ bơi, thường đã được pha dung dịch khử trùng, tuy nhiên vẫn khó đảm bảo có thể diệt hết được các vi khuẩn gây hại. Trẻ bị bệnh tay chân miệng trong quá trình vận động, bơi lội có thể khiến cho các vết phồng trên da bị vỡ, bong tróc làm phát tán mầm bệnh vào nước bể bơi hay trên các cầu trượt, tay vịn, ghế ngồi.
Đây có thể là nơi phát tán các mầm bệnh cho những trẻ khác bị mắc bệnh tay chân miệng.
Do đó, không nên cho trẻ đi bơi khi trẻ không khỏe, mới khỏi bệnh.
Các hồ bơi thiếu vệ sinh hoặc quá đông người sẽ là nơi phát tán nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm - Ảnh minh họa
Cần làm gì để trẻ bơi an toàn
Trước khi cho trẻ xuống tắm, người lớn cần cho trẻ khởi động kỹ để tránh bị chuột rút, sốc nhiệt… Nhắc bé đeo kính bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi, họng.
Sau khi bơi, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và rửa mắt, nhỏ tai bằng các dung dịch sát trùng thích hợp để phòng các loại bệnh truyền nhiễm.
Chọn lựa hồ bơi an toàn về chất lượng nước. Không bơi ở nơi có quá đông người, hoặc hơi bơi có nước tù đọng và không thay nước hay được khử trùng thường xuyên.
Khi đi bơi nhớ mang theo kính bơi, mũ bơi, mặc đồ bơi.
Trước khi xuống bể bơi, phải tắm bằng nước sạch. Sau khi bơi xong, nên tắm kỹ lại bằng sữa tắm, xà phòng và gội đầu bằng dầu gội, dầu xả.
Không cho trẻ đi bơi khi đang bệnh ngoài da hoặc khi thể trạng đang yếu. Trước khi bơi không ăn quá no và nên uống đủ nước.
>>>> Trẻ bị tay chân miệng có cần tránh gió và nước ?
>>>> Người lớn có thể tử vong nếu bị lây tay chân miệng ?