Giấc ngủ trưa quan trọng như thế nào?

(VOH) – Ngủ trưa thì tối khó ngủ, ngủ trưa thì giảm hiệu quả công việc…là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ trưa. Vài thông tin về giấc ngủ và việc ngủ trưa để hiểu rõ hơn việc này.

Hình minh họa. Nguồn: internet.

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm oxy cao áp thành phố Hồ Chí Minh), cần hiểu về nhịp sinh học để biết được giấc ngủ chúng ta diễn ra như thế nào.

Nhịp sinh học là nhịp mà tất cả chức năng trong cơ thể hoạt động theo một hình sin. Nhịp sinh học khiến người ta ngủ được khi trung tâm điều hành giấc ngủ phát tín hiệu ngủ, và đến lúc sáng thì nhịp sinh học sẽ phát tín hiệu phải dậy.

Nhưng tại sao có khi nhịp sinh học lại phát tín hiệu sai khiến có người gặp cảnh nửa đêm không ngủ được và tâm trạng bực bội vì mất ngủ.

Khi làm việc, các nội tiết tố hoạt động, đến chiều tối, nội tiết tố này thay đổi, nhường chỗ cho những nội tiết tố để thư giãn, nghỉ ngơi và đi vào giấc ngủ.

Nhịp sống hiện đại ngày càng áp lực khiến chúng ta gặp trục trặc khi nội tiết tố năng động của làm việc, căng thẳng kéo dài quá. Với nhiều người, công việc không dừng lại lúc 5h chiều như người khác mà kéo dài tới tối, khuya, dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Nhiều người cắt xén luôn giấc ngủ trưa vì nhiều lý do. Ngủ trưa ảnh hưởng tới công việc chẳng hạn. Những bệnh nhân mất ngủ càng không dám ngủ trưa. Thực tế, giấc ngủ trưa không hề làm rối loạn giấc ngủ buổi tối. Không ít người khi ngủ trưa cải thiện rõ rệt việc ngủ ngon vào buổi tối.

Giấc ngủ trưa là giấc ngủ năng lực. Sau giấc ngủ ngắn đó, cơ thể như được “làm mới” lại từ đầu, tỉnh táo hơn, tươi mát hơn. Nhờ giấc ngủ trưa điều chỉnh được nhịp sinh học chúng ta điều độ, cân đối hơn.

>>>Một ly đậu nành để có giấc ngủ ngon, sâu