Tiêu điểm: Nhân Humanity

Gluten là gì, có lợi hay độc hại?

(VOH) - Hiện nay, gluten là chất đang có nhiều tranh cãi, một số ý kiến cho rằng gluten là chất độc hại, một số khác lại cho rằng nó vô hại, thậm chí có ích. Vậy sự thật ra sao?

1. Gluten là chất gì?

Gluten là một protein gồm gliadinglutenin. Các chất này liên kết với tinh bột và tồn tại trong nội nhũ của hạt ở một số loại cây hoà thảo, đặc biệt là lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Do không tan trong nước nên gluten có thể được tinh chế bằng cách rửa với nước để tách khỏi tinh bột.

Gluten có trong các sản phẩm bánh, được dùng để thay thế thịt hoặc bổ sung như chất phụ gia thực phẩm vào nhiều loại đồ ăn chế biến sẵn. Nếu cơ thể có phản ứng không dung nạp với gluten, bạn có thể mắc bệnh celiac, bệnh tự miễn.

gluten-la-gi-co-loi-hay-doc-hai-voh-1

Gluten là một loại protein tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch,...(Nguồn: Internet)

2. Một số thực phẩm có chứa gluten

Ngoài việc có trong bột mì, lúa mạch, yến mạch thì gluten còn được cho thêm vào trong quá trình sản xuất một số thực phẩm khác nhau, bao gồm:

  • Bia và một số thức uống có cồn.
  • Một số bánh mì chế biến.
  • Thịt chế biến sẵn.
  • Giả thịt xông khói và hải sản (thường thấy trong các món ăn chay).
  • Nước sốt từ thịt và chất làm đặc.
  • Súp.
  • Nước tương.
  • Mạch nha, mạch nha hương liệu và mạch nha giấm.

3. Gluten là chất có lợi hay hại?

Chỉ 1% dân số trên thế giới được chẩn đoán bị bệnh celiac (bệnh lý đường ruột vì nhạy cảm với gluten) nhưng gần đây, trào lưu sử dụng thực phẩm không chứa gluten lại được ủng hộ nhiều. Các thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 22% người trưởng thành đang cố gắng tránh gluten. Riêng ở Mỹ, có 20 triệu người cho rằng chế độ ăn không gluten là tốt cho sức khỏe hơn và khoảng 13 triệu người đang tìm cách loại bỏ hoàn toàn gluten trong nỗ lực giảm cân của họ.

Vậy tác hại của gluten là gì mà nhiều người lại từ chối dung nạp loại chất này?

  • Đối với người mắc bệnh Celiac: Bệnh Celiac là chỉ những người dị ứng với gluten, cơ thể họ chỉ cần dung nạp một lượng nhỏ gluten cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào ruột non và ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng và tính mạng bị đe dọa.
  • Đối với người mắc chứng không dung nạp gluten: Trường hợp mắc chứng này thì tác hại của gluten gây ra sẽ nhẹ hơn bệnh Celiac. Bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa cùng các triệu chứng không liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa như kích ứng da, chuột rút hoặc trầm cảm.
  • Đối với người bình thường: Nếu lạm dụng quá nhiều gluten, bạn sẽ có nguy cơ mắc 2 chứng bệnh trên.

Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh Celiac và chứng không dung nạp gluten đang có xu hướng tăng, do các sản phẩm chứa gluten còn có thể có trong các loại mỹ phẩm (son, phấn) và dược phẩm. Trước đây, hầu như gluten chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc.

Vậy có phải gluten hoàn toàn có hại không?

gluten-la-gi-co-loi-hay-doc-hai-voh-2

Có nên tiêu thụ gluten? (Nguồn: Internet)

Nếu bạn không thuộc 3 nhóm nhạy cảm với gluten thì nên biết về những lợi ích của gluten sau đây:

  • Lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen có được cái vị ngon là nhờ gluten, do vậy khi loại bỏ gluten, các nhà sản xuất phải thêm chất béo, đường và muối để bù đắp hương vị đã mất. Như thế thì đúng là lợi bất cập hại. Hơn nữa, gluten có lợi đối với việc kiểm soát triglyceride (mức triglyceride trong máu cao là một yếu tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch) và huyết áp. Tinh bột kháng trong lúa mì hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. Theo một nghiên cứu, những người khỏe mạnh sau 1 tháng áp dụng chế độ ăn không gluten thì tỷ lệ vi khuẩn có lợi bị giảm đáng kể.
  • Người nói không với gluten thường tìm đến gạo nhưng một khảo sát năm 2012 cho thấy hơn 60 loại gạo và các thực phẩm đóng gói làm từ gạo (mì ống, bánh quy giòn, ngũ cốc...) chứa lượng thạch tín vượt mức cho phép. Theo một khảo sát khác, 17% lượng thạch tín được nạp vào cơ thể người là qua đường gạo.

Vậy có thể kết luận rằng, gluten chỉ có hại với một số đối tượng dị ứng với gluten, ở một số trường hợp khác tiếp thụ gluten sẽ mang lại những lợi ích nhất định.

Lời khuyên: Đối với người cần tránh gluten thì có những cách vô cùng đơn giản, chẳng hạn như tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám. Hãy thay thế lúa mì bằng bắp ngô, hạt kê, diêm mạch...và đặc biệt là các loại hạt như óc chó, dẻ, điều...

Bình luận