Chờ...

Hậu COVID-19 ở trẻ em: cần lưu ý những gì?

(VOH) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa biên soạn tờ rơi "Hậu COVID-19 ở trẻ em" với 8 nội dung đáng chú ý.

Trong thời gian gần đây Việt Nam ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao, trong đó trẻ em mắc COVID-19 cũng gia tăng. Mặc dù các triệu chứng COVID-19 ở trẻ em thường nhẹ hơn so với người lớn, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhất định trẻ em tồn tại các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, ho.... sau đợt cấp của COVID-19.

Do đó, bệnh viện Nhi Trung ương vừa biên soạn tờ rơi "Hậu COVID-19 ở trẻ em" với 8 nội dung:

1. Hậu COVID-19 là gì:

2. Hậu COVID-19 ở trẻ em có hay gặp không?

3. Nguyên nhân của hậu COVID-19 là gì?

4. Có thể tiên đoán một trẻ sẽ bị mắc hậu COVID-19 hay không?

Hậu COVID-19 ở trẻ em: cần lưu ý những gì? 1
 
Hậu COVID-19 ở trẻ em: cần lưu ý những gì? 2
 

5.Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính

7. Một trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?

8. Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Đáng chú ý, tài liệu này cho thấy hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không mắc hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng COVID-19 thích hợp và cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế.

Cho tới nay cũng chưa có yếu tố nào tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra trẻ mắc COVID-19 mức độ nguy kịch cần điều trị hồi sức, trẻ béo phì, tiền sử dị ứng có nguy cơ xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19 cao hơn nhóm trẻ khác.

Tính từ 16h ngày 05/4 đến 16h ngày 06/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 49.124 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.871 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 35.177 ca trong cộng đồng).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.980.464 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.939 ca nhiễm).