Hoa hậu Đại sứ Nhân ái Bến Tre qua đời ở tuổi 33, hồi chuông cảnh báo cho căn bệnh trầm cảm

(VOH) – Sau thời gian chống chọi với căn bệnh trầm cảm, Hoa hậu đại sứ nhân ái Bến Tre đã chọn ‘kết thúc’ cuộc đời ở tuổi 33, khiến cho gia đình, bạn bè và người thân không khỏi xót xa.

Sáng ngày 24/3, thông tin Phan Thuyền – Hoa hậu Đại sứ Nhân ái Bến Tre đã trút hơi thở cuối cùng vì bệnh trầm cảm tại nhà riêng ở quận Bình Thạnh (TPHCM), hưởng hương 33 tuổi. Sự ra đi của cô đã “gióng” lên một hồi chuông báo động về căn bệnh tưởng như bình thường nhưng lại cướp đi “sinh mạng” của biết bao con người.

1. Hồi chuông cảnh báo từ vụ Hoa hậu Phan Thuyền qua đời do trầm cảm

Có thể nói, trầm cảm không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người. Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ 2 gây hại đến sức khỏe con người, chỉ sau tim mạch.

Các số liệu thống kê cho thấy, cứ 40 giây trên thế giới lại có 1 người tự tử do trầm trầm cảm. Người mắc phải căn bệnh này thường có xu hướng tự “kết thúc” cuộc sống của mình, nhưng điều đặc biệt là không phải ai cũng biết mình đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

hoa-hau-dai-su-nhan-ai-ben-tre-qua-doi-o-tuoi-33-hoi-chuong-canh-bao-cho-can-benh-tram-cam-voh-0
Không phải ai cũng biết mình đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm (Nguồn: Internet)

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiển, BV Tâm thần TPHCM, (chia sẻ trên trang doanhnghieptiepthi.vn), xã hội ngày càng hiện đại, bệnh trầm cảm sẽ càng gia tăng. Các dấu hiệu người bị trầm cảm thường gặp phải là họ có các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ.

Đa số người bị trầm cảm điều bị mất ngủ, giảm tập trung, giảm chú ý, không thể tập trung vào công việc, tâm lý chán nản, sụt cân.

Bên cạnh đó, các hoạt động đi, đứng, nói chuyện, vận động sẽ trở nên rất chậm chạp. Một số trường hợp lại rơi vào trạng thái hưng phấn kích thích quá đà, không thể kiềm chế cảm xúc của chính mình.

Người bị trầm cảm nếu không được can thiệp y khoa sớm, rất dễ dẫn đến ý nghĩ tự tử. Trong thời gian này, nếu thiếu sự nâng đỡ của bạn bè, người thân, người bị trầm cảm sẽ rất dễ có hành vi toan tự tử.

2. Đối tượng nào có xu hướng tự tử khi mắc bệnh trầm cảm?

Thông thường, một người mắc bệnh trầm cảm đi đến quyết định tự tử sẽ trải qua 3 giai đoạn, bao gồm: có ý định tự tử, mưu toan tự tử và quyết định tự tử.

hoa-hau-dai-su-nhan-ai-ben-tre-qua-doi-o-tuoi-33-hoi-chuong-canh-bao-cho-can-benh-tram-cam-voh-1
Một người mắc bệnh trầm cảm đi đến quyết định tự tử sẽ trải qua 3 giai đoạn (Nguồn: Internet)

Dưới đây là những đối tượng thường có xu hướng tự tử khi mắc bệnh trầm cảm:

  • Người bị trầm cảm khi sống một mình sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn, do họ không có người thân bên cạnh chia sẻ, động viên.
  • Người sống trong môi trường chung cư khép kín, ít có sự giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Ngoài ra, nữ giới bị trầm cảm sẽ có ý định tự tử cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới tử vong do trầm cảm sẽ nhiều hơn, do họ sử dụng hình thức tự tử quyết liệt, bạo lực hơn.

3. Làm sao nhận diện người đang có ý định tự tử?

Nên nhớ rằng, khi một người trầm cảm quyết định tự tử là lúc họ đang rơi vào một trạng thái tâm lý bất ổn. Do đó, những người xung quanh nếu thấy người có biểu hiện trầm cảm có thể tự test khả năng họ có ý định tử tự thông qua 5 câu hỏi sau đây:

  1. Bạn có mặc cảm về một người thất bại không?
  2. Bạn có cảm thấy mình vô dụng không?
  3. Bạn có cảm thấy mình là một gánh nặng cho gia đình và người thân?
  4. Bạn có hay suy nghĩ về cái chết không?
  5. Cái chết có giải thoát cho mình và sẽ tốt hơn cho gia đình không?

Nếu đáp án của 5 câu trả lời này là “CÓ” thì thực sự đáng báo động đỏ về ý định tự tử của họ.

Trầm cảm là căn bệnh đáng báo động vì nó gây ra những hệ lụy không nhỏ cho tinh thần, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì thế, để có thể nhận biết, phòng ngừa và nhận ra nguy cơ người bệnh có ý định tự sát, người thân, gia đình và bạn bè cần quan tâm và hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần để giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ này. Đồng thời, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.