Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Khàn tiếng là bệnh gì ? Nguyên nhân và cách khắc phục cực hay

(VOH) - Khàn tiếng không chỉ khiến người bệnh gặp trở ngại khi giao tiếp mà nó còn là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là dấu hiệu báo động bệnh ung thư thanh quản.

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói. Đây là triệu chứng mà hầu hết ai cũng từng gặp phải khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

1. Bị khàn tiếng là bệnh gì?

Tình trạng khàn tiếng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

1.1 Viêm thanh quản

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng. Những công việc đòi hỏi phải nói nhiều và nói to như người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên, tư vấn viên,…rất dễ bị viêm thanh quản và dẫn đến khàn tiếng.

1.2 Viêm họng, viêm amidan

Có rất nhiều người cứ vào thời điểm giao mùa là bị viêm họng, viêm amidan dẫn đến khàn tiếng, đau họng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.

khan-tieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cuc-hay-voh-1

Nói to, hát lớn dễ bị khàn tiếng (Nguồn: Internet)

1.3 U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm

U nang dây thanh âm về cơ bản là có khối u trên dây thanh âm khiến bạn bị khàn tiếng khi nói. Nguyên nhân gây ra các tình trạng này thường là do lạm dụng giọng nói. Những người thường xuyên lạm dụng giọng nói có nguy cơ bị polyp dây thanh âm cao hơn những người khác.

1.4 Do dị ứng

Dị ứng theo mùa gây chảy nước mũi và ngứa mắt có thể khiến bạn bị khàn tiếng.

1.5 Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên đến dây thanh âm. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị khàn tiếng.

1.6 Do thuốc lá

Không chỉ người trực tiếp hút thuốc lá mà người tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động cũng có thể bị khàn tiếng.

1.7 Các vấn đề liên quan đến thần kinh

Tình trạng đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể gây ảnh hưởng lên dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh bị khàn tiếng.

1.8 Chấn thương

Chấn thương liên quan đến vùng cổ họng, ví dụ trong một tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản hay nội soi phế quản… có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm, gây khàn tiếng.

1.9 Do bệnh ung thư

Người bị ung thư thanh quản, cổ họng, phổi, tuyến giáp và u lympho thường có triệu chứng là khàn tiếng. Đôi khi khàn tiếng là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh này.

1.10 Liệt dây thần kinh thanh quản

Các dây thần kinh dẫn đến thanh quản có thể bị tổn thương bởi những ca phẫu thuật như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật vùng đầu, cổ.

2. Bị khàn tiếng phải làm sao?

Đầu tiên, người bị khàn tiếng cần hạn chế sử dụng giọng nói, nghỉ ngơi, giữ ấm và uống đủ nước.

Khi có viêm nhiễm đường hô hấp trên cần đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Khi có ho, nhiều đờm cần đằng hắng nhẹ nhàng, hạn chế khạc nhổ mạnh làm tăng sự phù nề của thanh quản.

Nếu bị khàn tiếng nhưng dùng thuốc không giảm thì bạn cần được nội soi thanh quản bằng ống soi mềm hoặc optic 70 độ để đánh giá tổn thương tại thanh quản.

Trong trường hợp có các tổn thương lành tính như hạt xơ, u nang, polyp... người bệnh sẽ được tư vấn làm phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản để lấy bỏ tổn thương. Đây là phẫu thuật nhẹ nhàng, đơn giản không phải nằm viện lâu ngày.

Trong trường hợp có những tổn thương ác tính như ung thư thanh quản, ung thư họng, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi...người bệnh sẽ được tư vấn kiểm tra sâu thêm để đánh giá tình trạng và tìm phương pháp điều trị kịp thời và sớm nhất.

3. Bị khàn tiếng uống gì?

Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị khàn tiếng có thể lựa chọn một số thức uống sau đây để trị khàn tiếng cấp tốc.

khan-tieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cuc-hay-voh-2

Một số loại nước có thể giúp khắc phục khàn tiếng một cách tự nhiên (Nguồn: Internet)

3.1 Nước giá đỗ

Theo nghiên cứu, giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,…Bạn có thể chữa khàn tiếng bằng giá đỗ bằng cách dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10 – 20,l ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, hiệu quả sẽ rất tốt.

3.2 Nước chanh tươi và mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, men và một số kháng sinh. Chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt, thích hợp với các chứng bệnh quá nóng sinh nhiệt, bứt rứt khó chịu, miệng khát, mệt mỏi, thiếu lực, nôn mửa,... Đặc biệt, khi chanh tươi được kết hợp mật ong, sẽ tạo nên bài thuốc tuyệt vời giúp giảm triệu chứng của các bệnh về họng như viêm họng, khàn tiếng, đau rát họng…
Cách làm: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.

3.3 Nước cây rẽ quạt

khan-tieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cuc-hay-voh-3

Cây rẽ quạt ngoài công dụng làm cây cảnh thì còn có tác dụng chữa khàn tiếng rất hay (Nguồn: Internet)

Bạn hãy lấy một ít rễ cây rẽ quạt còn tươi, rửa sạch qua nước sôi, giã nát với một chút muối, chắt nước để ngậm và nuốt dần sẽ giúp làm dịu cổ họng. Rẽ quạt là vị thuốc quý, được đưa vào làm thành phần của các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp, trong đó có khàn tiếng.

Bên cạnh các loại nước trên, người bị khàn tiếng cũng cần uống đủ nước lọc mỗi ngày và tránh các loại thức uống chứa cồn, caffein.

Bình luận