Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khó ngủ sẽ được giải quyết nếu áp dụng những cách này

(VOH) - Mắc chứng khó ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo vào buổi sáng, việc học tập cũng như công việc sẽ gặp nhiều trở ngại. Dưới đây là cách khắc phục cho người mắc chứng khó ngủ.

1. Khó ngủ là gì?

Khó ngủ hay mất ngủ là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

kho-ngu-se-duoc-giai-quyet-neu-ap-dung-nhung-cach-nay-voh-1

Phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn nam giới (Nguồn: Internet)

Chứng khó ngủ thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, nhất là thời kỳ mãn kinh. Càng lớn tuổi nguy cơ khó ngủ càng cao.

2. Những yếu tố gây mất ngủ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn bị khó ngủ triền miên. Những yếu tố đó gồm có:

2.1 Cách sống và thói quen

  • Bạn thường xuyên ngủ và thức không có giờ giấc điều độ, khi sớm, khi muộn.
  • Đi làm nhiều ca khác nhau (ca sáng – ca đêm thay đổi liên tục).
  • Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường.
  • Ngủ trưa quá nhiều giờ.
  • Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ.
  • Không có thời gian lo nghĩ trong ngày, đến đêm, khi leo lên giường ngủ mới bắt đầu suy nghĩ về công việc, cuộc sống.
  • Thường xuyên ăn đêm làm bụng no khó chịu.

2.2 Yếu tố làm khó ngủ tạm thời

Bạn có thể bị mất ngủ do lo nghĩ nhiều về tiền bạc, gia đình, tình cảm, nghề nghiệp,…Hoặc chỗ ở ồn ào, lệch múi giờ cũng khiến bạn bị mất ngủ nhưng chỉ tạm thời. Khi bạn điều chỉnh những yếu tố đó thì chứng khó ngủ sẽ biến mất.

Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, cafein có trong cà phê và trà, nicotin có trong thuốc lá,…cũng dễ gặp phải chứng khó ngủ.

kho-ngu-se-duoc-giai-quyet-neu-ap-dung-nhung-cach-nay-voh-2

Uống cà phê gần với giờ ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn (Nguồn: Internet)

2.3 Yếu tố gây mất ngủ lâu dài

  • Do có tâm lý chưa đi ngủ mà cho rằng mình sẽ không ngủ được.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, tiểu đêm.
  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Mắc phải các chứng bệnh tâm thần và stress thường xuyên.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ về đêm. Bạn cần xác định nguyên nhân và tích cực thay đổi, khắc phục thì có thể “tạm biệt” được chứng bệnh này.

3. Bí quyết chữa chứng khó ngủ

Nếu bạn khó ngủ do bệnh lý nào đó “hành” thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Khi căn bệnh khiến bạn bị khó ngủ được chữa khỏi thì bạn sẽ trở lại với giấc ngủ bình thường.

Nếu khó ngủ do thói quen sinh hoạt và ăn uống thì cần khắc phục và thay đổi. Dưới đây là một số cách để bạn “tạm biệt” chứng khó ngủ an toàn và hiệu quả:

3.1 Hình thành thói quen thư giãn trước khi ngủ

Bạn nên thực hiện hoạt động thư giãn thường xuyên trước khi ngủ để thông báo cho tâm trí và thể xác rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ cũng giúp bộ não bạn được “xả hơi”. Bạn có thể thực hiện một số động tác thư giãn sau:

kho-ngu-se-duoc-giai-quyet-neu-ap-dung-nhung-cach-nay-voh-3

Hãy tập hít thở sâu trước khi đi ngủ (Nguồn: Internet)

  • Đặt một tay lên bụng dưới và hít sâu vào bằng mũi, hít vào đến khi bụng căng lên thì thở ra bằng mũi.
  • Cong ngón chân lại, đếm đến 10 thì thả ra.
  • Tắm nước nóng.

3.2 Cải thiện môi trường ngủ

Để ngăn ngừa chứng khó ngủ, bạn nên sắp xếp phòng hoặc chỗ ngủ sao cho thật hấp dẫn, yên bình và dễ chịu. Chỉ cần cải thiện môi trường ngủ cũng có thể mang lại chất lượng giấc ngủ tốt.

3.3 Giảm lo âu, căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng sẽ giảm được triệu chứng khó ngủ. Không nên suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng trước khi đi ngủ. Sau khi vừa kết thúc công việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc, không nên đi ngủ ngay. Thay vào đó, hãy trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân hoặc đi dạo quanh nhà. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền, tập yoga cũng là cách để bạn kiểm soát căng thẳng và chứng khó ngủ.

3.4 Sử dụng một số thực phẩm giúp dễ ngủ

Uống một cốc sữa nóng ít béo hoặc ăn các thực phẩm giàu magie như chuối, nhãn, hạnh nhân sẽ khiến bạn có giấc ngủ tốt hơn.

Ngoài ra, tâm sen, lá vông cũng là thực phẩm được cho là “thần dược” dễ ngủ. Nếu bị khó ngủ, bạn có thể dùng tâm sen hãm trà uống hoặc dùng lá vông luộc ăn cùng với cơm hàng ngày.

kho-ngu-se-duoc-giai-quyet-neu-ap-dung-nhung-cach-nay-voh-4

Tâm sen giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn (Nguồn: Internet)

3.5 Đi ngủ điều độ

Sắp xếp thời gian đi ngủ điều độ cũng là cách rèn luyện cho bạn một giấc ngủ tốt hơn. Bạn nên cố gắng đi ngủ trước 22 giờ đêm, nếu bạn ngủ sau thời gian đó thì bạn dễ bị khó ngủ hơn.

Bên cạnh đó, nên sắp xếp công việc trong ngày và ban đêm chỉ dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.

3.6 Đến gặp bác sĩ

Nếu khó ngủ do thuốc thì bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để có hướng điều trị bệnh khác phù hợp và an toàn hơn. Bên cạnh đó, nếu khó ngủ triền miên và có dấu hiệu bệnh thần kinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm hơn.

Bình luận