Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu?

(VOH) – Bà bầu tiêm vắc-xin cúm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nên tiêm phòng cúm khi mang thai hay trước khi mang thai thì không phải ai cũng biết.

Phụ nữ bị cúm khi mang thai phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

Theo ThS, BS Đinh Thạc, virus cúm là một trong những loại virus cực kỳ nguy hiểm với con người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, bởi loại virus này có khả năng biến đổi nhanh nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc theo dõi và điều trị. Hơn thế, hầu hết các trường hợp người mắc bệnh cúm tử vong đều do những biến chứng của cúm gây ra.

Đối với phụ nữ bị cúm khi mang thai không chỉ gây hại đến người mẹ mà còn có thể dẫn đến những bất thường trong quá trình hình thành thai nhi. Một số bất lợi mẹ bầu có thể gặp là:

  • Mẹ bầu bị nhiễm cúm sẽ nhiễm nặng hơn so với người bình thường, do sức đề kháng thường thấp.
  • Thời gian mắc bệnh thường kéo dài (có thể lên đến 3 tuần) khiến mẹ bầu vô cùng hoang mang từ đó gây ra tác hại không tốt đối với thai nhi.
  • Bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do virus - một trong những biến chứng rất dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, nếu không theo dõi và điều trị kịp sẽ dễ dẫn đến tử vong.

nen-tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-bao-lau-voh

Phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin cúm để bảo vệ sức khỏe khi mang thai (Nguồn: Internet)

Đối với thai nhi, ngoài việc tăng nguy cơ bị dị tật thì những nguy cơ mà bé có thể gặp phải là:

  • Bị sinh non.
  • Trẻ nhẹ cân sau sinh.
  • Trẻ sinh ra có khả năng bị rối loạn về tâm thần.

Các tiêu chí phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Thông thường triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh tương đối giống nhau nên khiến nhiều người không thể nhận biết đâu làm cảm cúm và đâu là cảm lạnh. Tuy nhiên, theo ThS, BS Đinh Thạc, có 7 tiêu chí để phân biệt bệnh cảm và cúm trong cộng đồng mà bạn có thể nhận biết dễ dàng:

7 tiêu chí phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Triệu chứng

Cảm cúm

Cảm lạnh

Thời gian

Nhiều, có thể đến 3 tuần

Một vài ngày

Sốt

Ít gặp

Sốt cao

Đau đầu

Hiếm gặp

Thường gặp

Nhức mỏi, đau nhức cơ bắp

Ít gặp

Thường gặp

Cơ thể suy kiệt

Ít gặp

Thường gặp

Biếng ăn

Ít gặp

Thường gặp

Sổ mũi, ho, buồn nôn, tiêu chảy,...

Nhẹ

Trung bình – nặng

Tiêm phòng cúm khi mang thai

Phòng ngừa bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai là việc vô cùng quan trọng. Đối với việc phòng bệnh cúm hiện có rất nhiều cách mà mẹ bầu có thể áp dụng như: giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất...

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất có thể kể đến chính là tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh, bởi vì vắc-xin đã được chứng minh tương đối hiệu quả và an toàn cũng như chủ động nhất trong việc ngừa bệnh cúm cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai.

Có nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Theo ThS, BS Đinh Thạc, thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa vắc-xin cúm đối với phụ nữ mang thai là trước khi mang thai khoảng 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.

Nên tránh tiêm phòng cúm khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ cũng như những biến cố không thể lường được. Trong những trường hợp bắt buộc phải tiêm  mẹ bầu có thể tiêm phòng vắc-xin cúm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

nen-tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-bao-lau-1voh

Mẹ có thể tiêm phòng vắc-xin cúm ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ (Nguồn: Internet)

Tiêm ngừa cúm có gây ảnh hưởng cho thai nhi?

Về nguyên tắc, những loại vắc-xin có chứa virus sống sẽ tuyệt đối tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai, ví dụ như vắc-xin thủy đậu, bệnh sởi, quai bị, rubella... Tuy nhiên, với vắc-xin ngừa cúm thì được khẳng định an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ vì thành phần của vắc-xin được làm từ virus bất hoạt.

Lưu ý: Vắc-xin xịt mũi được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có chứa chủng virus sống.

Lợi ích khi bà bầu tiêm ngừa vắc- xin là gì?

Tiêm vắc-xin ngừa cúm khi mang có thể giúp:

  • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm cúm và tỷ lệ tử vong do biến chứng.
  • Tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể, đặc biệt là những thời điểm mùa dịch.
  • Rất hiếm những tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm ngừa.
  • Tiêm ngừa cúm khi mang thai sẽ tạo kháng thể phòng ngừa cho cả mẹ lẫn con, trẻ sau khi ra vẫn sẽ được bảo vệ trong vòng 6 tháng đầu đời.

Cách phòng ngừa cảm cúm trong thai kỳ

Đối với chị em phụ nữ để phòng ngừa bị cảm cúm khi mang thai cần lưu ý:

  • Nên hạn chế tiếp xúc những chỗ đông người. Nếu đi đến những nơi công cộng nên đeo khẩu trang.
  • Tạo thói quen rửa tay thường xuyên, sạch sẽ, đúng cách.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng, sữa) để tăng sức đề kháng.
  • Tăng lượng nước uống, đặc biệt là các loại nước có nhiều vitamin C và A.  
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường...

Như vậy, ngoài lợi ích ngăn ngừa mẹ bị cảm cúm khi mang thai, vắc-xin cúm còn có những lợi ích tích cực cho thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa cúm khi có ý định mang thai để có thể bảo vệ thai kỳ tốt nhất.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ từ audio bên dưới:

Chích ngừa trước khi mang thai đúng cách để tránh phí tiền mà không hiệu quả : Chích ngừa trước khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh mà còn an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, chị em chỉ nên tiêm ngừa các loại vắc - xin cần thiết để tránh lãng phí.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa dịch corona : Cảm cúm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, trong thời điểm dịch virus corona như hiện nay thì việc chủ động phòng ngừa cảm cúm khi mang thai cần phải được ưu tiên.
Bình luận