Trong số đó, trường hợp đầu tiên, bệnh nhân 38 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long có bàn tay co quắp, các ngón tay cong queo cứng đờ không thể co duỗi. Anh cho biết, anh bị bệnh vẩy nến suốt 12 năm nay, không thể nhớ đã uống bao nhiêu loại thuốc nam, thuốc bắc, thậm chí tiêm rất nhiều thuốc trong khoảng 6 năm.
Một trường hợp khác bệnh nhân sinh năm 1965, ngụ tại quận 7, bị vẩy nến 6 năm. Bệnh của ông bùng phát rất nhanh, chỉ khoảng 1, 2 tuần sau khi ông uống thuốc nam của một ngôi chùa. Khi đến Bệnh viện Da Liễu, ông không thể tự đi lại cũng như làm các hoạt động vệ sinh cá nhân cơ bản, toàn thân nổi vẩy đỏ, thậm chí mụn mủ.
Một bệnh nhận bị biến chứng do vẩy nến.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó Trưởng khoa Lâm sàng 2 – Bệnh viện Da Liễu khuyến cáo, vẩy nến là bệnh mãn tính, hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có các loại thuốc kiềm chế bệnh lan rộng và làm sạch da. Bệnh này hoàn toàn không lây nhiễm, chỉ có khả năng di truyền, tuy nhiên do tình trạng phát ngoài da nên khiến nhiều người thấy sợ hãi, né tránh và kỳ thị bệnh nhân vẩy nến
Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị theo phác đồ, không nên uống thuốc không rõ nguồn gốc, không nên tắm các loại lá vì có thể làm bệnh phát nặng hơn, gây nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.