Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là bình thường hay nguy hiểm?

(VOH) – Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, vì không biết liệu có điều gì xảy ra với con không. Vậy vì sao thai nhi lại đạp nhiều vào ban đêm và liệu có đáng lo?

Theo dõi sự chuyển động của thai nhi trong cơ thể là cách để mẹ có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi chép, việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là hiện tượng khá bình thường.

Một cuộc điều tra của Hiệp hội các thai phụ Hoa Kỳ cho biết, một thai nhi khỏe mạnh, trung bình mỗi ngày sẽ đạp khoảng 50 lần và nó không phải là dấu hiệu nguy hiểm.

1. Cử động của thai nhi khi ngủ và thức giấc

Trước khi tìm hiểu lý do thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, mẹ bầu cần biết thêm về giấc ngủ của thai nhi. Trong giai đoạn thai kỳ thai nhi sẽ có những cử động như trẻ sơ sinh, khi thai nhi đi ngủ có thể di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh và có ký ức, suy nghĩ riêng.

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-voh-3
Những chuyển động đầu đời của bé

Phần lớn thai nhi đều dành nhiều thời gian để ngủ, có một vài thời điểm thai nhi thường ngủ sâu và thường trong trạng thái giấc ngủ REM. Nguyên nhân thai nhi hay ngủ sâu được cho là do não bộ bé chưa hoàn chỉnh.

2. Chuyển động của thai nhi cảm thấy như nào ?

Sau khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé của mẹ bắt đầu thực hiện những chuyển động đầu tiên, tuy nhiên những chuyển động này chỉ có thể nhìn thấy bằng siêu âm vì lúc này mẹ bầu sẽ không cảm nhận rõ, chính xác chuyển động của thai nhi. 

Sau tuần thứ 13, bé mới có những chuyển động rõ nét hơn, song các chuyển động này cùng thường rất nhỏ nên mẹ khó nhận ra. Chỉ từ tháng thứ 6 trở đi, thai nhi sẽ có những chuyển động mạnh hơn, bé có vẻ hiếu động và di chuyển nhiều hơn nên mẹ rất dễ nhận thấy những “cú đạp” của bé.

Các chuyển động của thai nhi lúc này là không tự nguyện, sau thời điểm này thì du thai nhi đang tỉnh hay đang ngủ thì vẫn di chuyển, cử động 50 lần trên mỗi giờ. Những cử động như uốn cong, kéo dài cơ thể, di chuyển mặt, đầu và chân tay. Để cảm nhận mọi thứ xung quanh bên trong bụng mẹ bằng cách đạp hay chạm bụng.

Ở tuần thai thứ 37 thì bé có thể phối hợp chuyển động tay chân dễ dàng, thực hiện một số hoạt động trong bụng như liếm thành tử cung, đi bộ xung quanh tử cung bằng cách đạp chân vào bụng mẹ.

3. Vì sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

Một trong những lý do khiến thai hay đạp nhiều vào ban đêm là vì ban ngày hầu như mẹ rất ít khi ngồi yên một chỗ mà thường đi lại và hoạt động không ngừng. Chính vì thế khiến cho thai nhi thích ngủ nhiều vào khoảng thời gian này.

Khi về đêm, không gian yên tĩnh, mẹ nằm ổn định nên đây là thời điểm thích hợp để con thức dậy và cựa quậy, duỗi chân, duỗi tay không ngừng, do đó mẹ sẽ dễ cảm nhận được sự chuyển động của bé và cho rằng bé đạp nhiều hơn bình thường.

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-la-binh-thuong-hay-nguy-hiem-1-voh

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là hiện tượng bình thường (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, khi bước sang tháng thứ 7, thai nhi cũng bắt đầu phản ứng nhạy hơn với những âm thanh mà bé thích, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Khi nghe thấy giọng nói của mẹ, bé thường tỏ ra phấn khích và đạp vào thành bụng nhiều hơn so với bình thường. Chính vì thế, nếu mẹ thường xuyên trò chuyện cùng bé vào ban đêm sẽ phần nào tạo sự thích thú, khiến bé đạp nhiều hơn.

Không chỉ nhạy cảm với âm thanh, thai nhi ở giai đoạn này cũng sẽ cảm nhận được hương vị các món ăn mà mẹ đã ăn thông qua nước ối. Do đó, nếu mẹ ăn những món ăn có mùi vị đặc trưng mà bé thích vào buổi tối, bé sẽ thể hiện sự vui mừng cảm nhận hương vị bằng cách đạp nhiều hơn.

4. Lúc nào thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu nguy hiểm?

Đây là một trong những thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai lần đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể an tâm vì hiện tượng này phần lớn là bình thường, cho thấy thai nhi đang phát triển tốt và ngày càng cứng cáp hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai nhi đạp mạnh bất thường, đạp nhiều liên tục trong một khoảng thời gian nhất định thì cũng có thể là dấu hiệu mẹ cần phải lưu tâm. Bởi đôi khi khi việc bé yêu đạp nhiều và mạnh là biểu hiện cho thấy bé đang bị thiếu oxy hoặc dây rốn quấn quanh cổ.

Do đó, nếu cảm thấy không tâm và các “cú đạp” của bé mạnh bất thường so với mọi khi thì mẹ nên đi khám để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

5. Mẹ cần làm gì khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-la-binh-thuong-hay-nguy-hiem-voh

Một số lưu ý mẹ cần nhớ để giúp mẹ không bị mất ngủ từ "cú đạp" của con (Nguồn: Internet)

Trước tiên, mẹ cần biết rằng thai nhi thường đạp mạnh và dễ bị kích thích bởi 3 yếu tố đó là: ánh sáng, tiếng động lớn và đồ ăn mẹ ăn vào. Vì vậy, để bé không tung ra những “cú đạp” vào ban đêm mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh uống nước lạnh, ăn đồ ngọt trước thời điểm đi ngủ. Bé sẽ hoạt động mạnh hơn nếu cơ thể mẹ tiếp nhận những thứ này.
  • Vào ban ngày, mẹ cần ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút để giúp thai nhi có tần suất hoạt động đồng thời với mẹ tốt hơn.
  • Nên giảm bớt ánh sáng và các kích thích mạnh như tiếng tivi quá ồn ào, ánh sáng từ điện thoại, nghe nhạc với giai điệu sôi động quá mức trước khi vào giấc ngủ khoảng 30 phút.

Như vậy, việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu tương đối bình thường, không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan, hãy quan sát và cảm nhận kỹ những chuyện động của con sẽ giúp mẹ có thể nhận biết các tình trạng bất thường của bé một cách sớm nhất.

Bình luận