Chờ...

Nhà khoa học Mỹ cảnh báo: gần 500 triệu người không biết mình mắc bệnh tiểu đường

(VOH) - Theo một nghiên cứu mới, thì gần nửa tỷ người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, nhưng hầu hết họ không hề hay biết bản thân đã mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường gia tăng nhanh

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan đã phát hiện ra rằng số người sống chung với bệnh tiểu đường trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ năm 1980, khi khoảng 108 triệu người đang sống chung với căn bệnh này.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, căn bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” này đã không chỉ xuất hiện ở những quốc gia giàu, mà ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo gần 500 triệu người không biết mình mắc bệnh tiểu đường 1
Ảnh minh họa

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet không đưa ra lý do vì sao bệnh tiểu đường đang gia tăng một cách chóng mặt, hoặc tại sao các nước nghèo cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh đái tháo đường.

Nhưng các chuyên gia y tế lại đổ lỗi cho việc di cư với quy mô lớn từ nông thôn đến các thành phố lớn và chế độ ăn nghèo nàn cùng lối sống ít vận động là mầm mống gây bệnh đái tháo đường.

Nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Michigan đã đưa ra ước tính của họ sau khi khảo sát 68.000 người trong độ tuổi từ 25 đến 64 tại 55 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hơn một nửa trong số 37.000 người mắc bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán, nhưng hơn một nửa trong số đó chưa từng được chẩn bệnh.

Sự khác nhau giữa các tuýp bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là do hệ miễn dịch tác động, ngăn cản tuỵ không sản sinh hoocmon insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày. Các dấu hiệu bệnh đái tháo đường tuýp 1 như thường hay đói, thường xuyên khát, đi tiểu thường xuyên, sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt …

Bệnh đái tháo đường tuýp 2, có xu hướng phát triển khi cơ thể bắt đầu lão hóa, cơ thể gặp khó khăn trong việc sản xuất insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường tuýp 2, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin. Bệnh nhân có nguy cơ rất cao mắc các bệnh đồng thời như: thừa cân hay béo phì (80% - 90%), rối loạn lipid (>90%), và tăng huyết áp (70%).

Gần 90% những người được khảo sát trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Healthy Longevity​ mới đây, thì bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể là kết quả của một lối sống không lành mạnh.

Tăng nguy cơ tử vong sớm

Đái tháo đường (tiểu đường) các loại có thể gây các biến chứng ở nhiều bộ phận của cơ thể  và tăng nguy cơ tử vong sớm.

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở tuổi 40, thì tuổi thọ nam giới sẽ giảm trung bình 5,8 năm. Tuổi thọ nữ giới giảm trung bình 6,8 năm.

Tuy nhiên, việc khởi phát bệnh tiểu đường ở tuổi già ít bị ảnh hưởng hơn nhiều đến tuổi thọ. Nếu như mức glucose nằm ở trung bình và huyết áp được kiểm soát tốt.

Bệnh đái tháo đường các loại và các biến chứng của bệnh có thể phòng ngừa được. Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh; duy trì cân nặng; hoạt động thể chất thường xuyên và bỏ hút thuốc.

Dù chưa có kết luận chính thức từ các chuyên gia Y tế, nhưng dựa theo số liệu từ các ca nhiễm Sars-CoV-2 tại Vũ Hán (Trung Quốc) thì các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tử vong cao nếu như bị nhiễm Sars-CoV-2.