Nhận biết tình trạng rối loạn cương dương và điều trị

(VOH) - Rối loạn cương dương - một căn bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của nam giới và cuộc sống vợ chồng. Vậy rối loạn cương dương là gì và có điều trị được không?

Một bệnh lý mà chỉ xuất hiện ở nam giới và ngày càng phổ biến hiện nay đó chính là rối loạn cương dương. Thống kê trên thế giới cho thấy có khoảng 150 triệu đàn ông bị rối loạn cương dương và theo dự đoán sẽ tăng lên trên 320 triệu vào năm 2025. 

Tại Việt Nam, tình trạng rối loạn cương dương ngày càng phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nam giới ở độ tuổi 18-20 cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí còn có chiều hướng gia tăng mạnh.

1. Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là trạng thái dương vật cương không đủ cứng hoặc không đủ khả năng duy trì sự cương cứng để tiến hành thỏa mãn hoạt động tình dục trọn vẹn. Tình trạng này là một trong các biểu hiện của bệnh yếu sinh lý ở nam giới.

Hiện tượng cương là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp, có sự tham gia của các hệ thống thần kinh, nội tiết, mạch máu, cấu trúc của dương vật… nhằm đưa máu đến thể hang nhiều để cho dương vật căng cứng. Do đó, bất cứ một trở ngại nào trong quá trình này dù nhỏ nhất, ở mức độ phân tử cũng có thể gây ra rối loạn cương. Vì vậy, rối loạn cương có thể do một hay phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 

Nhận biết tình trạng rối loạn cương dương và điều trị 1

1.1 Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương

Theo nhiều nghiên cứu, rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân thường gặp nhất là: 

  • Do tâm lý: căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress có thể tác động và gây khó khăn để đạt được sự cương cứng.
  • Giảm tập trung trong quan hệ tình dục.
  • Yếu tố liên quan đến thần kinh: Trầm cảm, một số bệnh thần kinh khác…
  • Mắc một số bệnh lý về chuyển hóa: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Sử dụng chất kích thích như: cafe, thuốc lá, rượu và ma túy…
  • Sử dụng các loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc an thần, thuốc lợi tiểu…
  • Các rối loạn làm giảm lưu lượng máu hoặc gây tổn thương đến các dây thần kinh trên dương vật.

Ngoài ra, chấn thương vùng chậu, bộ phận sinh dục ….. cũng là các nguyên nhân thường gặp.

1.2 Phân loại và triệu chứng của rối loạn cương dương

Có 2 loại rối loạn cương dương:

  • Rối loạn cương dương nguyên phát: là bệnh nhân chưa từng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng dương vật.
  • Rối loạn cương dương thứ phát: là dương vật bệnh nhân cương cứng bình thường, nhưng một thời điểm nào đó lại không đạt được độ cứng mong muốn.

Triệu chứng nhận biết rối loạn cương dương:

  • Nam giới không có hoặc giảm ham muốn tình dục và dương vật không thể cương cứng được.
  • Nam giới có ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng.
  • Dương vật có thể cương cứng nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không thể duy trì quan hệ tình dục.
  • Dương vật cương cứng bất thường.

2. Rối loạn cương dương nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn cương dương không quá nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe của nam giới, tuy nhiên việc mắc phải rối loạn cương dương có khả năng dẫn tới liệt dương - là mức độ cao nhất của rối loạn cương dương. 

Liệt dương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở nam giới, mà còn khiến tâm lý của người bệnh bị tác động nặng nề, gây ra những hệ lụy xấu cho cuộc sống gia đình. 

Nhận biết tình trạng rối loạn cương dương và điều trị

2.1 Độ tuổi dễ mắc phải

Rối loạn cương dương thường gặp ở tuổi 40, tuy nhiên tình trạng này có thể bắt đầu sớm ở những năm đầu tuổi 30 và trở nên nghiêm trọng khi ngoài tứ tuần. Khi nam giới bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, tỷ lệ bị rối loạn cũng như mức độ nghiêm trọng cũng tăng khoảng 10% sau mỗi 10 năm.

2.2 Bệnh lý kết hợp 

Rối loạn cương dương thường đi kèm với các bệnh lý sau:

  • 68% bệnh nhân bị cao huyết áp có rối loạn cương dương ở những mức độ khác nhau,
  • 60% bệnh nhân rối loạn cương dương đang bị rối loạn lipid máu.
  • 50% bệnh nhân rối loạn cương dương có vấn đề về tim mạch, trong đó 40% bị bệnh mạch vành
  • 27-59% bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương (nghiên cứu của Massachusetts Male Aging Study)
  • Tỷ lệ bệnh nhân suy thận bị rối loạn cương dương lên đến 40%, chủ yếu ở người chạy thận nhân tạo hơn là ghép thận. 75% bệnh nhân ghép thận có khả năng cải thiện cương dương
  • 10%- 63% người nghiện rượu bị rối loạn cương dương con số thống kê chính xác tùy nghiên cứu. Rượu làm giảm testosterone (hóc môn nam) và tăng estrogen (hóc môn nữ) đồng thời tác động tiêu cực lên hệ thần kinh.
  • Hút thuốc lá: Đàn ông hút thuốc lá rủi ro bị rối loạn cương dương nhiều hơn đàn ông không hút thuốc tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy thuốc lá không có những ảnh hưởng rõ rệt lên căn bệnh này (theo nghiên cứu đó thì tỷ lệ rối loạn cương dương ở người hút thuốc là khoảng 11% so với 9,5% ở nhóm người không hút).

3. Những cách giúp cải thiện chứng rối loạn cương dương

Để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương, nam giới có thể áp dụng các phương pháp sau:

3.1 Điều trị rối loạn cương dương

Khi được chẩn đoán mắc rối loạn cương dương, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dựa vào mức độ rối loạn cương dương, bệnh nhân có thể sẽ được sử dụng: 

  • Thuốc ức chế: Đây là lựa chọn đầu của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị rối loạn cương dương.
  • Sử dụng testosterone : Chỉ sử dụng testosterone để điều trị khi rối loạn cương dương do thiếu hụt lượng testosterone. 
  • Bơm hút chân không : Sử dụng dụng cụ hút để tiến hành bơm hút chân không. Dụng cụ hút sẽ tạo một áp lực âm, kéo máu vào dương vật sau đó được giữ lại bằng một vòng thắt ở gốc dương vật. 
  • Tiêm trực tiếp vào hang vật các thuốc giãn mạch tác động trực tiếp lên dương vật
  • Phẫu thuật điều trị rối loạn cương dương.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý:

  • Thường xuyên luyện tập thế dục và áp dụng bài tập Kegel.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu bia.
  • Không hút thuốc lá.
  • Điều trị rối loạn cương dương bằng phương pháp tâm lý.
  • Châm cứu.
  • Theo dõi tình trạng bệnh lý.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho nam giới bị rối loạn cương dương.

3.2 Biện pháp phòng ngừa

  • Tạo tâm lý, tinh thần thoải mái, hình thành lối sống quan hệ tình dục lành mạnh, đặc biệt không lạm dụng thủ dâm quá mức.
  • Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chế độ ăn uống khoa học hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo…
  • Hạn chế các chất kích thích: cafe, bia rượu, thuốc lá, ma túy…
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, nhất là các bài tập tăng cường khả năng cương cứng dương vật.

4. Sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương - Khởi Dương Khang +

Viên uống bổ thận tráng dương Khởi Dương Khang +  lọ 30 viên hỗ trợ tăng cường sinh lý nam là sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên, nguyên chất như: Đỗ trọng, Dâm dương hoắc, Bá bệnh, Nhục thung dung, Kỷ tử, Ba kích, Nguyên tằm ngài, Nhân sâm, Cao bạch quả và các thành phần khác như  L- Arginine, Kẽm gluconat…..

Nhờ có chứa các loại dược liệu quý giá nên sản phẩm viên uống bổ thận tráng dương Khởi Dương Khang + có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, bổ thận tráng dương, cải thiện sinh lý nam giới, tăng cường sinh lực nam giới.… giúp cải thiện các triệu chứng của tình trạng rối loạn cương dương, chính vì vậy Khởi dương khang + phù hợp với người bị rối loạn cương dương, yếu sinh lý, đau lưng, mỏi gối, đi tiểu đêm nhiều lần do thận yếu.

Nhận biết tình trạng rối loạn cương dương và điều trị 3

Sản phẩm hiện đang có mặt tại nhà thuốc Asia Pharma: số 2 đường 13, Khu phố 4, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

• Các trang thương mại điện tử uy tín: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo...

• Liên hệ tư vấn: 037 823 4466 - 077 823 4466

• Đặt hàng nhanh: 028 2223 4466 - 0797 114 499

• Truy cập website Asia Pharma https://asiapharma.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận