Với những người đang bị đau dạ dày, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày.
Chuối
Chuối là loại quả được xếp đầu trong danh mục các thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi trong quả chuối có khả năng trung hòa được hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép xuất hiện trong dịch dạ dày và nó còn giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.
Thành phần trong quả chuối có chất kali sẽ giúp giảm huyết áp, và khống chế lượng natri (chất này gây tăng huyết áp, làm tổn hại tới mạch máu).
Đặc biệt, chất pectin đã được tìm thấy trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với người mắc phải rối loạn tiêu hóa và mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Đu đủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đu đủ có chứa lượng enzyme papain dồi dào, cùng với đó là vitamin, khoáng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hoạt động của gan, hệ tim mạch, chống lại quá trình lão hóa.
Ngoài ra, chất xơ, folate và xenlulo trong đu đủ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ăn loại quả này thường xuyên sẽ đẩy lùi các phản ứng viêm nhiễm, giảm đau, làm lành những tổn thương ở dạ dày và tránh để vết loét lan rộng hơn.
Đặc biệt chất lycopene trong đu đủ còn có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy nhiên cần chú ý đối với người bị đau dạ dày chỉ nên ăn đu đủ chín, không nên sử dụng đu đủ xanh vì nó có chứa nhiều nhựa, có thể gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và khiến hiện tượng viêm nhiễm nặng hơn.
Gừng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có chứa thành phần linalool và geraniol có tác dụng trung hòa lượng axit trong bao tử, ức chế sự co thắt quá mức của cơ trơn, từ đó giảm cơn đau nhức hiệu quả.
Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.
Nếu sử dụng đúng cách có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, đau thượng vị, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn.
Mặc dù gừng mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt chú ý đối tượng đang bị huyết áp cao, nóng trong, sốt cao, mắc bệnh lý về gan tuyệt đối không nên dùng gừng.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước được xếp hạng thứ 2 trong nhóm các chất lỏng tinh khiết chỉ đứng sau nước tinh khiết.
Nước dừa có chứa nhiều các hoạt chất điện phân, canxi, kali, magie... và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
Sữa chua và phô mai
Một trong những thực phẩm cho người đau dạ dày thường xuyên được khuyến khích bổ sung chính là sữa chua.
Sữa chua cung cấp rất nhiều probiotic, đây là lợi khuẩn chịu trách nhiệm hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày và tăng cường nhu động ruột.
Những tác dụng chính của probiotic được khoa học công nhận phải kể đến bao gồm sản sinh lactase hay tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột, đồng thời còn giúp cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ngũ cốc thô
Ngũ cốc thô được đánh giá là thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày nhờ thành phần chất xơ dồi dào. Các loại ngũ cốc khô quen thuộc và bổ dưỡng được khuyến khích dùng nhiều gồm có gạo lứt, bắp, yến mạch, nếp lức cùng với các loại đậu...
Ngoài ra còn có các loại hạt khác nhữ mè, hạt bí hay hạt điều cũng chứa thành phần sinh tố và chất khoáng dồi dào.
Trong đó, nguồn sinh tố nhóm B cũng rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa của các chất và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Các loại ngũ cốc này cũng có tác dụng hỗ trợ oxy hóa bảo vệ lớp màng tế bào bao phủ thành trong dạ dày.
Trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh là một thức uống có lợi cho sức khỏe tổng thể, có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì và ung thư nhờ thành phần chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Đối với dạ dày và đường ruột, hoạt chất catechin trong trà xanh mang đến công dụng kháng viêm, làm dịu nhanh chóng cơn đau khó chịu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP gây bệnh, hạn chế tình trạng trào ngược, ợ hơi.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa và flavonoid trong nguyên liệu này còn tác động rất tốt đến dạ dày, hỗ trợ loại bỏ gốc tự do, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, phục hồi nhanh chóng những tổn thương và giảm tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc bao tử.