Những ưu và nhược điểm khi cho bé mặc quần bỏ bỉm

(VOH) - Bỉm có thể coi là một trong những phát minh vĩ đại dành cho các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian dùm bỉm bé sẽ được mẹ tập mặc quần bỏ bỉm. Vậy quần bỏ bỉm là gì?

Quần bỏ bỉm là gì?

Quần bỏ bỉm (hay còn gọi là bỉm vải) là quần dành cho các bé và khi mặc sẽ không phải bỏ bỉm vào. 

Vỏ bỉm vải là sản phẩm được làm từ chất liệu vải PUL. Đây là loại vải được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa, có độ bền cao. Sản phẩm quần bỏ bỉm thường mỏng, thoáng khí và thấm hút tốt (có thể hút được khoảng 1 - 2 lần bé tè).

Bề mặt miếng lót bỉm êm mịn nên mông bé luôn trong trạng thái khô, thoáng.

nhung-uu-va-nhuoc-diem-khi-cho-be-mac-quan-bo-bim-voh

Quần bỏ bỉm có nhiều hình dáng ngộ nghĩnh, dễ thương (Nguồn: Internet)

Thiết kế bên ngoài quần bỏ bỉm có nhiều hình thù con vật vô cùng ngộ nghĩnh và dễ dương. Vỏ bỉm vải còn có 2 dãy cúc bấm giúp điều chỉnh dễ dàng và phù hợp với vòng bụng của trẻ. 

Đi kèm với vỏ quần là miếng lót được thiết kế tách rời để tiện cho việc giặt giũ. Hai đầu của miếng lót có 2 cái cúc để cố định miếng lót và vỏ bỉm vải. Miếng lót thường được làm bằng microfiber, than tre hoạt tính hoặc xơ tre tự nhiên… luôn đảm bảo khả năng thấm hút và chống vi khuẩn. Đặc biệt, miếng lót và vỏ bỉm luôn được thiết kế rời, nên khi một trong hai bị hỏng thì mẹ có thể dễ dàng mua thay thế.

Ưu và nhược điểm của quần bỏ bỉm

Giống như tã vải cho bé, thiết kế quần bỏ bỉm cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể:

Ưu điểm

  • Quần bỏ bỉm không làm trẻ bị hăm, có thể mang đi giặt bằng máy giặt. Bề mặt không bám dính nên nếu bé ị mẹ chỉ cần dùng vòi nước xịt là trôi hết.
  • Thiết kế tách rời nên có thể thay miếng lót bên trong bỉm. 
  • Quần bỉm vải có nhiều màu sắc họa tiết rất dễ thương nên mẹ có thể mặc quần bỏ bỉm cho bé khi đi ra ngoài.

Nhược điểm

  • Quần bỏ bỉm chỉ thấm hút tối đa 2 lần tè của bé. Đối với bé tiểu nhiều thì mẹ cần thay cho bé thường xuyên. Vì để lâu, nước tiểu sẽ làm ẩm ướt mông bé khiến bé khó chịu, thức giấc, thậm chí bị viêm da hoặc gây dị ứng ở trẻ em.
  • Giá thành tương đối cao, nhưng bù lại mẹ có thể sử dụng trong thời gian dài.

>>> Xem thêmHướng dẫn mẹ cách sử dụng miếng lót sơ sinh cho bé thật đơn giản và dễ dàng

Có nên dùng quần bỏ bỉm cho bé hay không?

Sự thật quần bỏ bỉm không thể thay thế hoàn toàn bỉm vải hiện đại hoặc bỉm giấy vì nó chỉ giữ được 1 - 2 lần bé tè. Nhưng không thể phủ nhận quần bỏ bỉm cực kỳ thoáng mát, dễ mặc, đặc biệt với các bé có làn da nhạy cảm hoặc những trường hợp đang trị hăm cho trẻ sơ sinh thì sử dụng loại quần này là lựa chọn hợp lý.

nhung-uu-va-nhuoc-diem-khi-cho-be-mac-quan-bo-bim-1-voh

Trẻ mặc quần bỏ bỉm có thể ngăm ngừa tình trạng bị hăm (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, quần bỏ bỉm làm từ chất liệu vải PUL nên rất dễ chịu. Mẹ cũng có thể giặt và tái sử dụng được nhiều lần, vô cùng tiện lợi.

Do đó, đối với quần bỏ bỉm mẹ nên mặc cho bé vào ban ngày và dùng bỉm vải hiện đại hoặc tã giấy vào ban đêm hay những lúc bé ngủ trưa là thích hợp nhất.

Cách dùng quần bỏ bỉm cho bé

Trước tiên, mới nhận được bỉm vải, các mẹ nên giặt cả quần bỉm và miếng lót trước khi sử dụng. 

Khi mặc bỉm cho bé, mẹ cần biết những thao tác sau:

  • Bước 1: Mẹ lồng miếng lót vào khe giữa hai lớp của quần bỉm. Tuyệt đối, không đặt miếng lót lên trên vì chỉ có lớp trong cùng của quần bỉm mới có chức năng chống thấm ngược, cấu tạo nhanh khô, cho bé cảm giác luôn khô thoáng và dễ chịu. 
  • Bước 2: Mẹ dùng tay vuốt cho bề mặt trong của quần tã và lót phẳng phiu. Lưu ý, lồng miếng lót sao cho miếng lót nằm chính giữa của vỏ quần, không lệch về phía mông hoặc lệch về phía trước. 
  • Bước 3: Mẹ cài các nút của quần bỉm cho ôm khít với hông và đùi của bé. Nên chỉnh cho khít, không sát quá, không rộng quá để tránh tình trạng khi bé nằm nghiêng bị tràn bỉm. 

Khi thay bỉm cho bé, tốt nhất là nên thay cả vỏ quần và miếng lót. Trường hợp không có điều kiện mua nhiều quần, mà chỉ mua thêm miếng lót thay thế thì vẫn có thể thay miếng lót và sử dụng lại vỏ quần. Tuy nhiên, khi thay hai lần lót thì nên thay một lần quần, để tránh tình trạng ám mùi nước tiểu.  

>>> Xem thêmKhăn giấy ướt trẻ em không có nghĩa là để diệt vi trùng hay vi khuẩn

Những lưu ý khi dùng quần bỏ bỉm cho bé

Để sử dụng quần bỏ bỉm tốt nhất, mẹ nên giặt kỹ trước khi sử dụng. 

Mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra khả năng thấm hút của quần bỏ bỉm khi cho con mặc và thay bỉm đúng giờ để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Giặt bỉm đúng cách để phát huy hiệu quả thấm hút và tăng tuổi thọ của sản phẩm. Tuyệt đối, không giặt quần bỏ bỉm bằng các chất tẩy trắng như: Javen, nước xả vải. Có thể dùng bột giặt nhưng không nên cho quá nhiều trong mỗi lần giặt, vì chúng có thể làm giảm tuổi thọ của lớp chống thấm ở quần bỉm và làm giảm tác dụng thấm hút. Trường hợp giặt bằng tay, khi vắt nên vắt từ mặt trong của bỉm để tránh làm vỡ kết cấu của màng chống thấm.

Trẻ dưới 6 tháng rất hay đi vệ sinh nên việc mặc bỉm dù giấy hay vải cũng dễ khiến trẻ bị hăm. Vì thế, mẹ hãy để trẻ mặc thoáng, lau khô mông trẻ sau mỗi lần vệ sinh. 

Những trẻ có cơ địa hay nổi mẩn, hoặc bị hăm thì có thể ngưng sử dụng quần bỏ bỉm 1 thời gian, bởi có một số trường hợp trẻ hơn 6 tháng hoặc thậm chí hơn 1 tuổi mới có thể dùng tốt sản phẩm này.

Với trẻ tiểu nhiều vào ban đêm thì việc sử dụng quần bỏ bỉm hơi bất tiện vì bé tiểu 2 lần là đầy. Do đó, những trường hợp này mẹ nên dùng bỉm giấy vào buổi đêm hoặc có thể dùng bỉm giấy xen kẽ với bỉm vải sẽ tốt hơn.

Tã vải cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng ‘chuẩn không cần chỉnh’ : Bên cạnh những loại tã giấy, tã xô... thì nhiều mẹ vẫn lựa chọn tã vải cho bé. Vậy việc cho bé mặc tã vải có khác biệt gì và cần phải lưu ý điều gì để an toàn cho bé?

Giúp mẹ chọn đúng loại tã giấy phù hợp, an toàn cho bé yêu : So với tã vải, tã giấy được nhiều mẹ ưu tiên sử dụng vì tiện dụng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh khiến rất nhiều mẹ đau đầu vì không biết loại nào là tốt.

Bình luận