1. Nôn nao là gì?
Nôn nao là trạng thái não bộ bị kích thích, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Nó khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn nôn ói, mà ngược lại không ói ra được. Trạng thái nôn nao khá giống với cảm giác say xe hoặc say sóng.
Theo y học, nôn nao được xem là một loại bệnh rối loạn tâm thần, bệnh gồm một nhóm các dấu hiệu và các triệu chứng có thể phát triển sau khi sử dụng quá nhiều chất kích thích, cụ thể là rượu.
Nôn nao là cảm giác khó chịu, giống như bị say tàu xe, buồn nôn nhưng không nôn được (Nguồn: Internet)
2. Khi nào tình trạng nôn nao xảy ra?
Bạn có thể bị nôn nao, có cảm giác buồn nôn khi:
2.1 Sử dụng rượu, bia thường xuyên
Bất cứ người nào từng uống rượu, bia cũng có thể trải qua trạng thái nôn nao. Tùy vào cơ địa của từng người, trạng thái nôn nao sẽ khác nhau.
Đặc biệt, uống rượu bia lúc đói khiến cơ thể hấp thu chất kích thích nhanh chóng và bạn dễ rơi vào trạng thái nôn nao.
2.2 Hút thuốc, dùng chất kích thích
Việc sử dụng đồng thời các chất kích thích sẽ khiến cơ quan thần kinh dễ bị tác động và gây ra cảm giác nôn nao trong người. Chẳng hạn như vừa hút thuốc vừa uống bia rượu, các chất nicotine trong thuốc lá cùng với rượu sẽ làm tăng nguy cơ nôn nao.
2.3 Ngủ ít sau khi uống rượu
Sau khi uống nhiều rượu, bia cơ quan thần kinh bị kích thích lớn nên cần thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sự hoạt bát vốn có của nó. Nếu một giấc ngủ quá ngắn và kém chất lượng sẽ khiến người bệnh có cảm giác nôn nao trong người.
Nhìn chung, đa số các trường hợp nôn nao là do uống quá nhiều rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và hoạt động của não bộ.
3. Bị nôn nao, buồn nôn phải làm sao?
Thực tế, bạn có thể tự khắc phục tình trạng nôn nao buồn nôn, mệt mỏi trong người bằng các cách sau:
3.1 Ăn trái cây
Uống nước ép trái cây hoặc ăn trái cây tươi có thể giảm một số triệu chứng nôn nao. Trái cây và nước trái cây có chứa đường fructose, giúp cơ thể vận hành linh hoạt hơn. Loại trái cây bạn nên ưu tiên là táo hoặc chuối. Các khoáng chất như kali có trong các loại trái cây rất quan trọng trong việc khôi phục sự cân bằng điện phân của bạn.
3.2 Bổ sung nước
Uống rượu có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, đặc biệt nếu bạn đang mắc một số căn bệnh liên quan đến dạ dày. Bổ sung nước hoặc uống nước thể thao có chất điện phân như kali và natri có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác nôn nao, khó chịu.
3.3 Ăn nhẹ
Nếu có cảm giác nôn nao, bạn hãy tìm một mẩu bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn để nhâm nhi, nó sẽ giúp ổn định và tăng đường huyết trong máu, giúp cơ thể đỡ mệt và giảm cảm giác nôn nao.
3.4 Uống nước chanh
Uống nước chanh nếu có cảm giác nôn nao, mệt mỏi (Nguồn: Internet)
Nước chanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, đặc biệt tốt hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể. Nồng độ axit trong chanh sẽ giúp bạn đẩy lùi cảm giác nôn nao và khó chịu khi cơ thể đang ở trạng thái mệt mỏi. Bạn có thể uống trực tiếp nước chanh vắt hoặc sử dụng vỏ chanh đun sôi để uống.
3.5 Uống nước gừng
Tính nóng trong gừng sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh bay cảm giác nôn nao, khó chịu và đồng thời cung cấp một nguồn năng lượng lớn trong ngày cho bạn.
3.6 Trà bạc hà
Hương thơm của lá bạc hà sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn, dễ chịu và quên đi cảm giác nôn nao. Bạn có thể vò nhẹ và ngửi trực tiếp hoặc uống một ly trà bạc hà ấm, chắc chắn cảm giác mệt mỏi, nôn nao sẽ biến mất một cách nhanh chóng.
Lời khuyên: Nếu cảm giác nôn nao chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và thoáng qua thì bạn chỉ cần khắc phục bằng những cách trên. Tuy nhiên, nếu cảm giác nôn nao, mệt mỏi, buồn nôn xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp.