Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Thống Nhất cho biết vì là khối bướu quá lớn, nằm rất sâu trong ổ bụng, gần các mạch máu lớn, trên đường đi của niệu quản trái nên quá trình mổ gặp không ít khó khăn.
Các bác sĩ đã phải rất cẩn thận bóc tách từng chút một để lấy được trọn vẹn khối u ra ngoài, chỉ cần sơ sẩy nhỏ là ảnh hưởng đến mạch máu, tổn thương niệu quản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Sau mổ 7 ngày, bệnh nhân phục hồi tốt, không biến chứng, không chảy máu, ăn uống bình thường.
Kướu mỡ nặng 7,3 kg được lấy ra từ người bệnh.
Bác sĩ Phong chia sẻ, bướu mỡ là bướu tự phát, lành tính, không gây ung thư nhưng nếu để lâu, bướu sẽ càng lớn, chèn ép các cơ quan trong ổ bụng nhưng động mạch chủ bụng, thận, ruột non, đại tràng… gây ra biến chứng cho các cơ quan khác.
Thông thường bướu mỡ hay nằm ngoài da, dễ phát hiện, kích thước nhỏ nhưng khối u này nằm sâu trong ổ bụng rất khó phát hiện nếu chỉ thăm khám, siêu âm bình thường mà phải thực hiện các chẩn đoán hình ảnh sâu hơn như CT Scan hoặc MRI. U, bướu mỡ có khả năng tái phát nên người dân cần chủ động tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.