Phù phổi cấp: Nhận biết và điều trị

(VOH) - Phù phổi cấp có thể làm giảm sự trao đổi khí và có thể dẫn đến suy hô hấp. Vậy có cách nào để phòng tránh tình trạng này không?

Phù phổi cấp là gì?

Phù phổi cấp là tình trạng ngạt thở cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân đó làm nước ra ngoài mao mạch phổi quá nhiều gây nên phù phổi. Phù phổi cấp là một bệnh cấp tính, có thể đe dọa tính mạng và chỉ cứu được bệnh nhân nếu can thiệp sớm và hiệu quả.

Phù phổi cấp tiến triển theo 3 giai đoạn, giai đoạn mao mạch, giai đoạn kẽ và giai đoạn phế nang. Trên lâm sàng phù phổi cấp tương ứng với giai đoạn phế nang.

phu-phoi-cap-nhan-biet-va-dieu-tri-voh

Phù phổi cấp là một bệnh cấp cứu nội khoa (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây phù phổi cấp

Có nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh của phù phổi cấp, nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm khác nhau giữa thực nghiệm và lâm sàng. Hiện nay, người ta phân biệt phù phổi cấp ra làm 2 loại là phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương (còn gọi là phù phổi cấp không do tim).

  1. Phù phổi cấp huyết động

Phù phổi cấp huyết động là tình trạng tăng đột ngột áp lực dịch trong lòng mao mạch làm cho huyết tương thoát vào khoảng kẽ và phế nang mà không có tổn thương phế nang về mặt giải phẫu. 

Phù phổi cấp huyết động thường do các bệnh tim mạch gồm:

Các nguyên nhân khác ngoài tim gồm:

  • Viêm cầu thận cấp hoặc mạn;
  • Làm các thủ thuật chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh;
  • Truyền dịch quá nhiều hoặc nhanh.
  1. Phù phổi cấp tổn thương

Phù phổi cấp tổn thương là sự thoát dịch huyết tương qua màng mao mạch phế nang – mao mạch mà không có tăng áp lực dịch trong lòng mao mạch. 

Phù phổi cấp tổn thương thường do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh vật gây viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy do phế cầu, dịch hạch thể phổi, cúm ác tính, sốt rét ác tính. Ngoài ra, phù phổi cấp tổn thương còn do:

  • Hít phải các chất độc như CO2, NO2, SO2, hóa chất trừ sâu, axit mạnh như dịch vị, các chất ăn mòn, dầu hỏa.
  • Ngạt nước.
  • Giảm protid trong máu.
  • Dị ứng, shock phản vệ trong truyền máu.

Biểu hiện của phù phổi cấp

Có thể nhận biết tình trạng phù phổi cấp qua những biểu hiện và triệu chứng sau đây:

  • Thường xuyên cảm thấy ngạt thở, khó thở dữ dội.
  • Thở khò khè.
  • Lo lắng, bồn chồn, cảm giác như sắp chết.
  • Ho khạc đờm có thể lẫn tia máu.
  • Ra nhiều mồ hôi, da xanh tái.
  • Đau ngực nếu phù phổi do bệnh mạch vành.

Nhìn chung, triệu chứng phù phổi cấp phổ biến nhất là khó thở, người bệnh khó thở nặng hơn khi nằm, khó thở khi thức giấc giữa đêm hoặc khó thở hơn bình thường khi hoạt động thể lực. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tăng cân khi phù phổi là hậu quả của suy tim.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ phù phổi cấp thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cũng như cấp cứu và xử lý kịp thời. Bởi tình trạng phù phổi cấp được cảnh báo là có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

phu-phoi-cap-nhan-biet-va-dieu-tri-voh

Khi có biểu hiện của bệnh phù phổi cấp nên đi khám ngay (Nguồn: Internet)

Điều trị phù phổi cấp bằng cách nào?

Nguyên tắc điều trị phù phổi cấp là giảm lượng máu về tim, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc tăng sức co bóp cơ tim, tìm và điều trị nguyên nhân.

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc để giảm áp lực dịch đi vào tim và phổi. Thuốc lợi tiểu cũng có thể giúp giảm áp lực này. Thuốc tim sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được huyết áp cao, giảm áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch. 

Bác sĩ có thể dùng ống thông chuyên dụng để loại bỏ chất lỏng trong phổi. Trong một số trường hợp, phù phổi cấp có thể điều trị để hỗ trợ thở. Máy cung cấp oxy giúp có thêm không khí vào phổi, ngoài ra bác sĩ có thể cần phải chèn một ống nội khí quản hoặc ống thở xuống cổ họng và sử dụng thông khí cơ học.

Có thể phòng ngừa phù phổi cấp bằng cách nào?

Bạn có thể phòng ngừa bệnh phù phổi cấp bằng những biện pháp sau:

  • Phòng ngừa bệnh tim mạch.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Hạn chế ăn muối, đường, chất béo bão hòa. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tăng cường thời gian hoạt động trong môi trường ngoài trời.
  • Kiểm soát trọng lượng để tránh béo phì.
  • Tránh căng thẳng, stress.

Nhìn chung, phù phổi cấp là một cấp cứu nội khoa, đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, các bệnh mạn tính,…thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
  2. Trang vinmec.com
Bị khó thở là do bệnh gì? Cách xử lý như thế nào là an toàn nhất: Nếu thường xuyên bị khó thở, kể cả những lúc ngồi yên một chỗ thì đừng chủ quan, bạn hãy đi khám ngay để kịp thời chữa trị. 
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: ‘thủ phạm’ gây bệnh và cách điều trị: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại. Vậy ngoài khó thở, người bệnh còn phải chịu những hậu quả gì khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.