Chờ...

Phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi

(VOH) - Theo nghiên cứu mới nhất, người trên 70 tuổi chỉ cần đi bộ thêm 500 bước mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể giảm 14%.

Nếu đi bộ nhiều hơn 4.500 bước mỗi ngày, nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch như bệnh tim, đột quỵ và suy tim có thể giảm đáng kể 77%.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi? 1
Đi bộ rất tốt cho sức khỏe tim mạch, nhất là người già đi bộ nhiều hơn 4.500 bước mỗi ngày. Ảnh: TVBS

Đi thêm 500 bước giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu mới được công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào năm 2023.

Nghiên cứu phân tích 452 người già có độ tuổi trung bình là 78 tuổi, với yêu cầu  người già sử dụng máy đếm bước chân để ghi lại số bước chân hơn 10 giờ mỗi ngày và liên tục trong 3 ngày.

Phân tích dữ liệu theo dõi trong 3,5 năm, những người già đi bộ khoảng 4.500 bước mỗi ngày nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch như bệnh tim, đột quỵ và suy tim có thể giảm đáng kể 77% so với những người đi bộ dưới 2.000 bước.

Cứ thêm 500 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 14%.

Bàn chân là trái tim thứ hai, càng đi nhiều càng khỏe

Huang Guojin, Chuyên gia dinh dưỡng - Giáo sư y học gia đình người Đài Loan (Trung Quốc) tin rằng nghiên cứu này một lần nữa chứng minh rằng đi bộ rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Đối với người già chỉ cần tăng nhẹ số bước đi mỗi ngày là họ có thể đạt được sức khỏe như mong muốn “càng đi nhiều càng khỏe”.

Chuyên gia Huang Guojin cho biết, bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể con người, đi bộ nhiều có thể làm tăng khối lượng cơ bắp của chi dưới, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình hồi máu tĩnh mạch về tim, giúp giảm thiểu sự xuất hiện của huyết khối và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi? 2
Người có tốc độ đi bộ càng nhanh thì càng sống lâu. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, người có tốc độ đi bộ nhanh thường sống lâu hơn bất kể người đó là mập hay ốm. Ảnh: TVBS

Tốc độ đi bộ càng nhanh, sống càng lâu

Ngoài số lượng bước chân, chuyên gia Huang Guojin cho rằng, người già cũng nên chú ý đến tốc độ đi bộ.

Sau 40 tuổi, cứ 10 năm thì cơ bắp mất trung bình 8%, cơ đùi mất 10% đến 15 % cứ sau 10 năm. Người lớn tuổi, tốc độ đi bộ có thể chậm hơn.

Tốc độ đi bộ có mối tương quan với tỷ lệ sống sót. Tốc độ đi bộ càng nhanh thì sống càng lâu - đây được xem như một trong những cách để đánh giá tình trạng thiểu cơ (sarcopenia hay còn được gọi là mất cơ bắp do lão hóa).

Xem thêm: 11 lần phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân bị container cán nát nửa người

Chuyên gia Huang Guojin nhấn mạnh, bệnh nhân thiểu cơ dễ bị ngã, nằm liệt giường, thậm chí phải nhập viện.

Thiểu cơ là tình trạng giảm khả năng chuyển hóa protein của cơ thể thành các khối cơ. Thiểu cơ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi khi khiến cho các tế bào cơ càng ngày càng co lại khi về già.

3 cách để tăng tốc độ đi bộ

 Chuyên gia Huang Guojin hướng dẫn 3 cách để tăng tốc đi bộ, gồm:  

- Bổ sung đủ protein

- Tập Thái cực quyền hoặc đứng một chân giúp tăng sức mạnh cơ bắp của chi dưới, cải thiện cảm giác thăng bằng

- Dần dần tăng tốc độ đi bộ.