Vì vậy, bạn hãy bổ sung ngay cho cơ thể mình những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống oxy hóa, nhất là để “sưởi ấm” cơ thể từ bên trong, để cơ thể luôn ấm áp vào những ngày giá lạnh này nhé.
1. Cây hương nhu
Ãnh minh họa: internet
Là một loại cây mọc hoang nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn. Mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn và nhiều tác dụng không phải ai cũng biết.
Trong đông y, cây này được xem là một vị thuốc quý, dùng để điều trị cảm lạnh, hôi miệng, tiêu chảy hoặc dùng để xông hơi chữa cảm lạnh.
Người dân thường trồng hương nhu để lấy lá làm rau ăn. Lá hương nhu có vị hơi cay, sử dụng rất tốt khi bạn bị chảy nước mũi vào mùa lạnh, “sưởi ấm” cổ họng, giữ ấm cơ thể và thân nhiệt mỗi khi mùa đông về.
2. Lá me non
Ãnh minh họa: internet
Ngoài chanh, thì lá me non hay quả me là một trong những gia vị được các bà nội trợ ưa dùng nhất. Mặc dù đều có vị chua như nhau, nhưng lá me non có hương vị đặc biệt mà chanh hay gia vị chua nào khác không thể thay thế được.
Lá me non có vị thanh mát, nhiều vitmin C, rất dễ sử dụng như dùng để nấu canh chua không những làm cho món ăn thêm bắt mắt, mùi vị khác lạ mà còn bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể để tránh nhiễm vi rút do cảm lạnh…
3. Mướp đắng (khổ qua)
Ãnh minh họa: internet
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có vị đắng, rất tốt trong việc phòng bệnh xuất huyết, xơ vữa động mạch, bảo vệ màng tế bào, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo trong mùa lạnh và bảo vệ tim.
Một bát canh mướp đắng nhồi thịt không những là một món ăn ngon bổ dưỡng cho gia đình bạn, mà còn giúp cơ thể chống lại những đợt giá lạnh vào những tháng cuối năm.
4. Sầu đâu
Ãnh minh họa: internet
Sầu đâu còn đắng gấp nhiều lần so với quả mướp đắng. Nhưng với thời tiết se lạnh này, thì một đĩa gỏi sầu đâu thì vô cùng hợp lý trong việc thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bạn.
Từ ngàn xưa, người dân Ấn Độ đã sử dụng loại cây này như một vị thuốc giúp kháng khuẩn, hạ đường huyết, chống ung thư, kháng nấm, chữa sốt rét, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại giá rét trong mùa đông…
5. Ớt
Ãnh minh họa: internet
Trong quả ớt có chứa một hợp chất gọi là capsaicin, khi sử dụng sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng ran khắp cả người. Vào những ngày giá rét, một chút vị cay của quả ớt không những tăng hương vị thức ăn, tăng vị giác,…. mà còn thêm một chút hơi ấm cho cơ thể và chống lại bệnh tật.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì món ăn giàu chất béo mà bổ sung thêm hợp chất capsaicin sẽ giúp giảm trọng lượng cơ thể khoảng 8%.
6. Tiêu
Ãnh minh họa: internet
Với đặc tính ấm nóng, tiêu được coi là một trong những gia vị quan trọng giữ ấm cơ thể. Vị cay nồng, hơi hăng khi được cho vào món ăn sẽ có mùi thơm đặc trưng và ăn ngon miệng hơn, nhất là món cháo hoặc các món có mùi tanh.
Tuy tiêu giúp cơ thể giữ ấm, nhưng bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày, bạn chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải mà thôi.
Tiêu đặc biệt hữu ích với người bị bệnh hen khi trời trở lạnh. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn cũng đủ để bảo vệ sức khỏe.
7. Gừng
Ãnh minh họa: internet
Gừng cũng là một lựa chọn quan trọng để giữ ấm cơ thể. Theo Đông y thì gừng có vị cay, tính ấm, dùng để chống lạnh rất tốt, tiêu đờm, giúp tiêu hóa…
Thời tiết trở lạnh, một bát canh gừng nóng rất tốt trong việc đào thải mồ hôi, giúp hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm. Từ xưa, người Trung Quốc và Ấn Độ đã dùng canh gừng như một bài thuốc để điều trị cảm cúm. Cách sử dụng như sau: gừng tươi 10 - 20g giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều, ăn nóng.
Ngoài ra, trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh.
8. Tỏi
Ãnh minh họa: internet
Từ xưa, tỏi được mệnh danh là loại thực phẩm chẳng khác nào kháng sinh rất tốt cho con người. Những ngày giá lạnh, trước khi ra ngoài đường bạn có thể ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Khi về đến nhà, thì bạn cũng nên ăn thêm một tép tỏi nhỏ nữa, sẽ giúp giữ ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh.
Tỏi ăn sống có mùi hơi hăng hăng, nhưng khi chế biến thức ăn sẽ dậy mùi thơn, kích thích vị giác và tạo cảm giác thèm ăn. Sử dụng tỏi trong những ngày này có thể chữa được các bệnh phổ biến trong mùa lạnh như : cảm cúm, cảm lạnh, tăng sức đề kháng.
9. Mật ong
Ãnh minh họa: internet
Những ngày trời trở lạnh, vào mỗi buổi sáng sớm trước khi đi làm bạn nên uống 1 ly nước nước chanh ấm pha với một chút mật ong sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch và chữa đau họng rất hiệu quả.