Tác dụng của cây Mã Đề trong việc chữa bệnh về đường hô hấp

(VOH) – Mã Đề là loại cây mọc hoang dại trong tự nhiên, thường đường dùng làm rau. Tuy nhiên, trong Đông Y tác dụng của cây mã Đề còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh thông dụng.

1. Cây mã đề là gì ?

Cây Mã Đề hay còn gọi là Mã đề thảo, xa tiền thái, xa tiền, tên khoa học là Plantago major L., họ mã đề - Plantaginaceae. Là loại cây thân thảo và sống lâu năm nên cây có độ cao từ 10 - 15cm, có chức năng có thể tự tái sinh.

Lá có hình dạng thìa, lá có gân dọc theo đường cung dọc theo sống lá và tất cả đều quy về ngọn, gốc lá.

2. Cây mã đề có tác dụng gì ?

2.1 Trị bệnh dạ dày

Theo nghiên cứu, toàn cây Mã Đề có chứa chất Glycosid. Trong lá có chất nhầy có vị hơi đắng và các chất khác như: carotene, vitamin C, vitamin K và axit citric. Chính vì có những thành phần này nên cây Mã Đề có thể điều trị được bệnh dạ dày.

tac-dung-cua-cay-ma-de-trong-viec-chua-benh-ly-ve-duong-ho-hap-voh

Cây Mã Đề được biết đến là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả (Nguồn: Internet)

 

Vì sao công dụng của cây Mã Đề có thể chữa được bệnh dạ dày? Theo chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), nguyên nhân là vì trong cây Mã Đề có chất glycosid, trong lá có chất nhầy, những chất này có tác dụng làm cho niêm mạc dạ dày dịu xuống, từ đó giảm tình trạng tăng tiết axit, giúp làm lành các vết loét dạ dày.

Ngoài ra, hạt Mã Đề trong Đông Y được gọi là xa tiền tử, vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu. Người ta thường nấu hạt Mã Đề chung với lá để uống, nhằm giúp lợi tiểu, đồng thời làm mòn sỏi, nhất là sỏi oxalat.

2.2 Tác dụng của cây Mã Đề có liên quan gì đến bệnh đường hô hấp?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay, từ xưa đến nay nhiều người thường chỉ sử dụng cây Mã Đề để điều trị các bệnh lý như viêm dạ dày, hoặc dùng hạt Mã Đề chữa bệnh lý sỏi niệu quản, hoa Mã Đề dùng giải độc, trị mụn trên mặt hoặc mụn nhọt, ít nghe nói đến tác dụng của cây Mã Đề đối với các bệnh lý đường hô hấp. 

Thực tế, toàn cây Mã Đề có 4 bộ phận có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, đó là: rễ, lá, hoa và hạt. Người dân thường dùng rễ và lá cây Mã Đề nấu nước uống để trừ ho, đàm, do rễ và lá có chất đắng là carotene, axit citric cũng như thành phần chất nhầy. Các chất này có tính kháng khuẩn nên có tác dụng dịu niêm mạc hầu họng và giảm cơn ho. 

Ngoài ra, rễ của cây Mã Đề còn có tác dụng giảm đi tình trạng co thắt của cơ phế quản, co thắt ống phế quản, do vậy sẽ làm giảm cơn ho, cơn hen. 

2.3 Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính

Nhờ hàm lượng tanin cao trong cây mã đề có tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau, làm dịu và giúp vết thương mau hồi phục, giúp khôi phục lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các vết loét. Ngoài ra tanin còn phản ứng với protein tiếp xúc trong vết loét tạo ra liên kết ngang, giúp ngăn ngừa tổn thương thêm, tạo lớp bọc bảo vệ thứ hai và cho phép các lớp bên trong lành lại.

3. Cây mã đề chữa bệnh gì ?

Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi khi ho người dân thường nhổ nguyên cây Mã Đề có cả rễ và lá. Nhổ khoảng một nắm Mã Đề, sau đó rửa sạch nấu nước uống, uống cho đến khi hết ho thì dừng.

tac-dung-cua-cay-ma-de-trong-viec-chua-benh-ly-ve-duong-ho-hap-1-voh

Cây Mã Đề có thể chế biến thành món ăn bài thuốc tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, ngoài cách này, bạn còn có thể dùng cây Mã Đề trị bệnh bằng cách nấu canh rau Mã Đề với tôm. Nguyên liệu chỉ cần có: 500gr rau Mã Đề (có cả rễ hoặc không rễ đều được), 200 - 300gr tôm. Nấu canh như bình thường và ăn cùng với cơm. 

Món ăn bài thuốc này có tác dụng giúp cho dạ dày cho tiêu hóa tốt, góp phần làm lợi tiểu, thông đường tiểu. Bên cạnh đó còn giúp làm thông thoáng đường hô hấp trên. 

4. Một số lưu ý khi dùng Mã Đề

Mặc dù là tác dụng của cây mã đề tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, không nên dùng Mã Đề cho phụ nữ mang thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm. Khi dùng Mã Đề trị ho cho trẻ nhỏ cũng cần phải cẩn thận vì có thể dẫn đến hiện tượng đái dầm ở trẻ

Ngoài ra, tránh nhầm lẫn với cây Mã Đề nước, loại cây có màu tía, sống thủy sinh và chỉ dùng để làm cảnh.