Theo các chuyên gia y tế cũng như xã hội học, căng thẳng được coi là căn bệnh thời đại.
Tổ chức Y tế thế giới năm 2019 ước tính, trên toàn cầu cứ 8 người thì có 1 người bị rối loạn tinh thần; 50% các rối loạn tinh thần bắt đầu từ năm 14 tuổi. Covid-19 xảy ra càng thúc đẩy những căng thẳng ngắn hoặc dài hạn và làm suy yếu sức khỏe tinh thần của hàng triệu người.
Các báo cáo cho thấy, trong năm đầu đại dịch, số lượng bệnh nhân mắc chứng lo âu trầm cảm tăng hơn 25%. Đại dịch qua đi, những khó khăn về kinh tế, việc làm tiếp tục gây áp lực lên sức khỏe tinh thần của nhiều người.
Những bận rộn cuộc sống trong xã hội ngày nay gây ra áp lực, căng thẳng tinh thần khiến nhiều người bị ảnh hưởng thói quen sinh hoạt, ăn uống thất thường, từ đó mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa...
Như một vòng xoắn ốc, hệ tiêu hóa có vấn đề sẽ tác động trở lại đối với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng khiến bệnh nhân thêm mệt mỏi; ăn uống kém, điều này lại khiến hệ tiêu hóa phát sinh thêm nhiều vấn đề nặng hơn dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe tâm – tinh thần. Song nhiều người không hề biết, chứng căng thẳng của mình có nguyên nhân từ một hệ tiêu hóa không khỏe!
Tại tọa đàm "Bí quyết khỏe đường ruột, thư thái tinh thần" trên báo Sức khỏe Đời sống mới đây, bác sĩ Nguyễn Vũ Linh, Trưởng trung tâm dinh dưỡng Vinamilk đã chia sẻ về mối liên hệ giữa hệ tiêu hóa với sức khỏe tinh thần.
Bác sĩ cho biết, hệ thần kinh ruột được giới y khoa gọi là "bộ não thứ hai của con người", cho thấy mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ tiêu hóa và bộ não. Hệ thần kinh ruột chứa hàng trăm triệu nơ-ron và có thể hoạt động độc lập với hệ thần kinh trung ương. Đây là cơ quan điều hành mọi hoạt động liên quan đến tiêu hóa, kết nối nhiều hệ thống cơ quan khác trong cơ thể để làm tốt chức năng hấp thu, tiêu hóa, chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bác sĩ Vũ Linh ví hệ trục não ruột như "đường cao tốc" nối não và ruột. Hệ thần kinh ruột còn hỗ trợ não trong việc điều hòa tất cả hoạt động của các cơ quan, trong đó có các hoạt động về mặt tinh thần, tâm lý. Với sự hỗ trợ từ trục não ruột, hệ thần kinh ruột và nhất là hệ vi sinh đường ruột, một số nội tiết tố mang lại cảm giác hài lòng, hạnh phúc (như serotonin) sẽ được sản sinh và phát huy tác dụng ở mức tối ưu.
Bác sĩ giải thích tâm lý hay trạng thái tinh thần của con người được điều phối bởi hai hệ thống nội tiết: Một giúp chúng ta vui vẻ, phấn khởi, hạnh phúc và một khiến mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng. Hệ tiêu hóa tốt sẽ hỗ trợ tăng sinh nội tiết tố hạnh phúc, khiến hàm lượng của chúng tối ưu hơn so với nội tiết tố không hạnh phúc, qua đó con người có tâm trạng tốt, tinh thần thoải mái.
"Khi đường ruột khỏe, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cả về chất lẫn lượng. Dưỡng chất là nền tảng cho việc xây dựng cấu trúc mô - tế bào các cơ quan cũng như cấu tạo các hoạt chất sinh học - nội tiết, dẫn truyền thần kinh... Đây là những thành tố cho quá trình cảm nhận - kích thích - đáp ứng của nhiều hệ cơ quan, trong đó có hệ nội tiết, thần kinh liên quan trực tiếp đến tâm trạng, tinh thần", bác sĩ Linh nói.
Đồng quan điểm, TS. BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia nhấn mạnh hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn diện. Khi đường ruột khỏe đồng nghĩa sức khỏe tổng thể được cải thiện, tinh thần cũng trở nên thư thái hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, mà còn là bí quyết nâng cao đề kháng cho cơ thể, phòng tránh nhiều bệnh tật, giúp cơ thể thấy thoải mái từ đó tinh thần vui vẻ, phấn chấn hơn.
Bác sĩ liệt kê 4 hormone hạnh phúc quan trọng và phổ biến của con người, đó là: Dopamine, Oxytocin, Endorphin và Serotonin. Serotonin ngoài được giải phóng trong quá trình tập luyện ngoài trời, còn có thể được sản sinh nhờ ăn uống và bổ sung L-5-Hydroxytryptophan.
Serotonin chính là hormone hạnh phúc giúp làm tăng khả năng chịu đau của cơ thể, tăng sức chịu đựng và giúp con người đối mặt với các stress dễ dàng hơn. Hormone này cũng điều hòa giấc ngủ, làm cho các trạng thái tâm lý trong cơ thể của chúng ta cân bằng, cảm xúc tốt hơn.
Trong khi đó, L-5-Hydroxytryptophan là 1 trong các loại “axit amin” mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phải nhận từ nguồn cung cấp bên ngoài (thông qua ăn uống). L-5-Hydroxytryptophan có nhiều trong các thực phẩm như sữa, chế phẩm từ sữa, thịt gà, cá, các loại hạt như vừng, đậu nành, chế phẩm từ đậu nành.
Cả hai chuyên gia đều đánh giá cao L. Casei 431TM - chủng lợi khuẩn được phân lập bởi tập đoàn dinh dưỡng Chr. Hansen (Đan Mạch). Được biết L. Casei 431TM đã được sử dụng trên toàn thế giới hơn 20 năm. Chủng này được chứng minh lâm sàng có tỷ lệ sống sót cao khi đi qua “môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày” để làm nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa tại đường ruột.
Ngoài ra L. Casei 431TM còn kiểm soát được quá trình lên men của sữa, giúp hàm lượng dưỡng chất trong sữa ở mức tối ưu và giữ hương vị thơm ngon. Tại Việt Nam, chủng lợi khuẩn này được bổ sung trong sản phẩm sữa chua uống men sống Probi của công ty Vinamilk, sản phẩm này được Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia nghiên cứu lâm sàng chứng minh giúp tiêu hóa khỏe, hỗ trợ tăng cường đề kháng khi sử dụng.
Gần đây công ty Vinamilk cho ra đời dòng sản phẩm sữa chua uống men sống ít đường vị lựu đỏ Probi Happi mới, ngoài chứa hàng tỷ lợi khuẩn L. Casei 431TM, Probi Happi còn bổ sung hoạt chất hạnh phúc L-5-Hydroxytryptophan – tiền chất để sản sinh ra "nội tiết tố serotonin" giúp giải tỏa căng thẳng, cho tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Đây có thể coi là giải pháp 2 trong 1 giúp người tiêu dùng vừa có hệ tiêu hóa khỏe, lại vừa có tinh thần thư thái, tránh xa mọi lo âu.