1. Thuốc giun không thể tẩy giun, sán triệt để
Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…
Do đó, các cơ quan y tế khuyến cáo, người lớn nên định kỳ tẩy giun 4-6 tháng một lần. Trẻ nhỏ phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ càng nên tẩy giun an toàn trước đó (định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần).
Tuy nhiên, việc tẩy giun đều đặn chỉ "hạ gục" được một phần giun sán kí sinh trong cơ thể. Sự thật là sau khi tẩy giun, giun vẫn có thể tiếp tục tồn tại, vì thuốc chỉ tẩy được giun nhưng trứng giun thì vẫn còn tiếp tục nở. Để triệt diệt triệt để, hai tuần sau khi uống thuốc tẩy giun mỗi người nên uống thêm 2 viên tiếp theo để số giun vừa nở có thể được tiêu diệt hoàn toàn.
Nếu ăn phải ấu trùng sán lợn trong thịt, người ăn có thể nhiễm sán
Đối với câu hỏi “tẩy giun định kỳ có tẩy được sán lợn hay không?”, một số chuyên gia y tế cho rằng, việc tẩy giun với các loại thuốc tẩy giun phổ biến trên thị trường hoàn toàn không đủ khả năng để tẩy sán. Đối với những loại giun xoắn, giun lươn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi, sán heo, sán bò… cần được tẩy có sự giám sát của nhân viên y tế.
2. Thuốc tẩy sán thường có độc tính cao và phải tẩy theo chỉ định
Thông thường nhiều trường hợp nhiễm giun sán không có triệu chứng hay biểu hiện rõ. Có người có biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa nên dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày.
Nhưng một số trường hợp lại có biểu hiện táo bón hay tiêu chảy giống như dấu hiệu của chứng rối loạn đường tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp có những biểu hiện như sau: nổi dị ứng (dị ứng với thức ăn, nổi mề đay, phát ban), có cảm giác bứt rứt, lo âu, kém tập trung…
Những trường hợp nguy hiểm khi ấu trùng đi lạc chỗ có thể di cư đến tạm trú ở phổi khiến cho con người thở khò khè như mắc phải bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi hoặc chúng cũng có thể tấn công lên não khiến cho bệnh nhân nhức đầu, thị lực kém…
Trong khi đó, triệu chứng nhiễm sán dãi heo, bò, sán lá gan lớn, nhỏ, sán lá phổi thường rất mơ hồ. Thuốc dùng để tẩy sán cũng phải tùy theo loại, thuốc có thể nặng nhẹ khác nhau nên để tẩy sán triệt để bác sĩ cần phải xác định được danh của sán để đưa ra liều tẩy thích hợp nhất.
Thuốc tẩy sản trước nay chưa từng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, một phần vì mỗi loại sán tẩy khác nhau, một phần vì thành phần dược tính khá độc, có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người dân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
3. Phòng ngừa sán dễ hơn rất nhiều so với việc tẩy sán
Các chuyên gia y tế khẳng định, việc phòng ngừa sán dễ hơn rất nhiều so với việc tẩy sán. Cụ thể như sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa giun sán. Tạo thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh hay rửa tay trước khi dùng cơm.
- Nên tuân thủ ăn chín, uống sôi và tuyệt đối không nên ăn rau sống, thịt tái sống (gỏi, tiết canh, nem…)
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh (diệt ruồi, muỗi; rửa sạch đồ chơi của trẻ) và quản lý nguồn rác thật tốt.
- Ngoài ra, sau khi tẩy sán bạn nên giặt tẩy chăn, màn, quần áo, đồ lót của mình và những người thân để tránh tình trạng tái nhiễm.
- Việc dùng thuốc tẩy giun sán định kỳ là điều cần thiết. Để tẩy giun sán hiệu quả, cần lưu ý là nên tẩy cả cho cả nhà trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo.
Thông thường, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ). Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát.