Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi mẹ hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc lá?

VOH - Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá khi mang thai cực kỳ có hại cho cả người mẹ và em bé trong bụng. Đó là lý do các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên bỏ thuốc lá hoặc tránh xa mùi khói thu

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất, trong đó khoảng 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, nicotine, khí than (carbon monoxide), nhựa thuốc, ammonia (trong sản phẩm tẩy rửa), thạch tím (thuốc giết kiến) và cadmium (dùng trong pin)... Không có một chất nào trong thuốc lá an toàn cả.

Dù nhiều phụ nữ chọn bỏ thuốc khi mang thai để bảo vệ con mình nhưng thực tế là nhiều người trong đó vẫn bị ảnh hưởng bởi khói thuốc do người thân, bạn bè hút thuốc.

thuốc lá
Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá khi mang thai cực kỳ có hại cho cả người mẹ và em bé trong bụng - Ảnh: TheAsianparent

Những rủi ro đối với thai nhi

Nếu thai phụ hít phải khói thuốc thụ động, gần 400 hóa chất độc hại sẽ được bơm vào máu, bao gồm chất gây ung thư, chất gây tổn hại DNA và kim loại nặng.

Thai nhi - người đang nhận tất cả chất dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ thông qua nhau thai, sẽ tự động tiếp xúc với những chất độc này. Cơ thể đang phát triển của con có thể bị tổn thương vĩnh viễn do những chất độc này.

Các rủi ro cụ thể với thai nhi bao gồm: sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, thiếu cân khi sinh, khuyết tật bẩm sinh, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)…

SIDS là một chứng rối loạn trong đó trẻ sơ sinh chết bất ngờ khi đang ngủ. Tình trạng này có phần bí ẩn vì khám nghiệm tử thi và kiểm tra y tế không xác định được nguyên nhân cái chết và trẻ sơ sinh có vẻ khỏe mạnh trước khi chết.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động từ trong bào thai, trẻ sơ sinh được sinh ra có thể gặp khuyết tật về não, bàn chân và tinh hoàn.

Khói thuốc cũng có tác động bất lợi đến sự phát triển phổi của trẻ trước khi sinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp sau này.

Theo một nghiên cứu từ Đại học Nottingham, các rủi ro có thể xảy ra với tỷ lệ 23% phụ nữ mang thai ngửi mùi khói thuốc, cao gần bằng nguy cơ mà phụ nữ hút thuốc khi mang thai phải đối mặt, từ 20 - 34%.

Tương tự, tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ tiếp xúc với khói thuốc thụ động là khoảng 13%, trong khi tỷ lệ này là 10 - 34% ở trẻ có mẹ hút thuốc. 

Thai phụ làm gì khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động?

Thai phụ cần cảnh giác khi ngửi thấy mùi khói thuốc lá. Để đề phòng, hãy cố gắng:

  • Giảm thiểu tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tránh đến những nơi có thể có người hút thuốc.
  • Chọn phương tiện giao thông một cách khôn ngoan và yêu cầu mọi người không hút thuốc khi có mặt mình.
  • Yêu cầu người thân và khách hút thuốc ra khỏi nhà và chỉ vào sau nhà khi họ đã hút xong.
  • Giữ cửa ra vào và cửa sổ mở nếu người hút thuốc đến thăm. Cố gắng tránh ở gần họ. 
  • Khói thuốc có thể để lại tàn dư trên đồ nội thất, trên thảm, sơn…  Nên hạn chế tiếp xúc với tàn dư thuốc lá ở mức tối thiểu.
Bình luận