Đăng nhập

Thiếu "chất sắt" khiến thường xuyên lở miệng

(VOH) - Bị lở miệng (loét miệng, nhiệt miệng) thật sự gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày! Bạn sẽ ăn không ngon, thậm chí nói chuyện cũng khó khăn.

Lở miệng là một vết rách hoặc loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên phần nướu của bạn. Làm sao để nhanh khỏi khi bị lở miệng? Uống phức hợp vitamin nhóm B có hiệu quả không? Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan – Trung Quốc Cheng Hanyu cho biết, ngoài phức hợp vitamin nhóm B, thiếu sắt cũng có thể gây lở miệng! Vitamin C và kẽm có tác dụng hồi phục niêm mạc miệng, đẩy nhanh quá trình lành vết lở và giảm đau nhức, những ai thường gặp rắc rối vì lở miệng, hãy bổ sung nó nhanh lên nhe!

Thiếu Xem toàn màn hình
Lở miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, đặc biệt là xảy ra ở các bạn nữ ở độ tuổi từ 20 đến 45 ( Nguồn TVBS)

Dị ứng thực phẩm hoặc hợp chất cũng là “hung thủ” gây lở miệng

Chuyên gia dinh dưỡng Cheng Hanyu cho biết, lở miệng là "loét miệng hay nhiệt miệng" và tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 20%. Nguyên nhân không chỉ bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng mà còn do các yếu tố khác như căng thẳng áp lực, khả năng miễn dịch kém, thay đổi nội tiết tố; bị thương do dụng cụ chỉnh hình răng miệng; tự làm đau mình do tự cắn nhầm lưỡi,  hơn nữa những nguyên nhân đặc biệt khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật, thuốc, ung thư,… cũng có thể khiến lở miệng.

Nhiều người thường biết rằng thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến lở miệng, chuyên gia Cheng Hanyu chỉ ra rằng, thiếu sắt cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến loét miệng. Ngoài ra, một số người bị dị ứng với chất hoạt động bề mặt natri lauryl sulfat trong kem đánh răng hoặc với một số thành phần trong thực phẩm như quế, phô mai, cam quýt, trái sung hoặc dứa……cũng có thể gây lở miệng.

Natri laureth sunfat hay natri lauryl ete sunfat (SLES) là một chất hoạt động bề mặt và thuốc tẩy mang điện âm có trong nhiều sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân (xà bông, sữa tắm, dầu gội đầu, kem đánh răng,…)

Lở miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, đặc biệt là xảy ra ở các bạn nữ ở độ tuổi từ 20 đến 45. Họ cảm thấy sưng đau trong vài giờ đầu, sau 1 đến 3 ngày sẽ hình thành một lỗ nhỏ màu trắng điển hình, cơn đau kéo dài khoảng 3 đến 3 ngày, sau đó sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, nếu vẫn còn đau sau hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra.

Cân bằng dinh dưỡng, kháng viêm sẽ giúp lở miệng mau lành

Muốn vết loét miệng nhanh chóng lành lại, chuyên gia dinh dưỡng Cheng Hanyu cho biết, việc bổ sung dinh dưỡng không chỉ vitamin nhóm B, bổ sung bao gồm vitamin C, sắt và kẽm cũng sẽ nhanh chóng giúp phục hồi niêm mạc miệng, đẩy nhanh quá trình lành vết loét miệng và giảm đau nhức.

Thiếu
Cân bằng dinh dưỡng, kháng viêm sẽ giúp lở miệng mau lành  ( Nguồn TVBS)

Bổ sung vitamin nhóm B: giúp vết loét miệng lành nhanh hơn, giảm đau nhức. Bổ sung vitamin B1 từ thịt heo, yến mạch; vitamin B2 từ trứng, sữa; Nicotin từ cá, gà; axit pantothenic có trong đậu đỏ, bơ; vitamin B6 hấp thụ từ cá hồi, chuối, sò điệp; axit folic trong bông cải xanh, rau bó xôi và vitamin B12 có nhiều trong nghêu, cá thu.

Bổ sung vitamin C giúp tăng tốc độ chữa lành vết loét miệng và chống viêm. Vitamin C có nhiều trong trái cây như đu đủ, hồng,…

Thiếu sắt cũng có thể gây loét miệng, niêm mạc miệng thường có màu đỏ tươi và trơn láng, các vết loét thường xuất hiện ở khóe miệng. Bổ sung lượng sắt cực lớn từ huyết vịt, thịt bò.

Kẽm: giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi màng nhầy. Bổ sung kẽm từ hàu, tôm, cua,… Các loài động vật có vỏ nhỏ khác như tôm và trai cũng là nguồn cung cấp kẽm tốt.

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị lở miệng

Chuyên gia dinh dưỡng Cheng Hanyu khuyên rằng, trong thời gian bị lở miệng không nên ăn đồ quá nóng, cố gắng chọn đồ ăn ấm hoặc nguội. Các loại khác bao gồm: đồ ăn quá cứng như bánh mì Pháp, khoai tây chiên, đồ chiên rán…; Đồ ăn quá chua như canh chua cay, chanh, cam quýt, ớt, đồ uống có ga và rượu dễ gây kích thích vết loét miệng, tốt nhất nên tránh ăn các thứ nêu trên trong những ngày bị lở miệng.

Ngoài ra, Cheng Hanyu cũng nhắc nhở, trong thời gian miệng bị lở, bạn nên chú ý làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, vệ sinh răng miệng thường xuyên, có thể súc miệng bằng nước, nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng không chứa cồn nhưng tuyệt đối không được xát muối vào vết loét để tránh kích thích quá mức hoặc thậm chí nguy cơ nhiễm trùng.

Bình luận