9 lý do khiến bạn thở hụt hơi thường xuyên

(VOH) - Thở hụt hơi thường diễn ra bất ngờ khiến người bệnh hoang mang không biết lý do vì sao. Thực tế, nguyên nhân gây ra tình trạng này khá quen thuộc nhưng nhiều người thường bỏ qua.

1. Thở hụt hơi là bệnh gì?

Hiện tượng hụt hơi khó thở có thể do sự điều hành các cơ hô hấp không được điều hòa. Bạn có thể bị khó thở hụt hơi do vận động quá mức, tuy nhiên nếu cảm thấy thở hụt hơi không có lý do hoặc hụt hơi một cách đột ngột thì đó là dấu hiệu “xấu” đang xảy ra với đường hô hấp hoặc tim của bạn.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi mà bạn có thể tham khảo:

1.1 Thở hụt hơi do bệnh suyễn

9-ly-do-khien-ban-tho-hut-hoi-thuong-xuyen-voh-1

Thở hụt hơi là triệu chứng phổ biến của bệnh hên suyễn (Nguồn: Internet)

Thở hụt hơi là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, triệu chứng đi kèm là thở khò khè, ho và tức ngực. Nguyên nhân là do đường hô hấp bị thu hẹp, khiến cho không khí lưu thông tự nhiên trong và ngoài cơ thể trở nên khó khăn hơn.

1.2 Thở hụt hơi do phổi tắc nghẽn

COPD là viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giống như bệnh hen suyễn, bệnh này có liên quan đến khí quản bị co thắt, khiến người bệnh không chỉ thở hụt hơi mà còn thở khò khè, tức ngực và ho có đờm.

Nếu bạn bị COPD, bạn có thể thở hụt hơi suốt cả ngày, thậm chí cả khi ngồi xuống. COPD phổ biến ở người lớn tuổi và có xu hướng trở nặng hơn theo thời gian. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ bị tắc nghẽn phổi gây thở hụt hơi.

1.3 Thở hụt hơi do ngộ độc khí carbon monoxide

Carbon monoxide là khí nguy hiểm, đó là loại khí vô hình, không vị, không màu được sản xuất bằng cách đốt nhiên liệu trong ô tô, xe tải, lò sưởi, lò nướng…Khí carbon monoxide chiếm chỗ oxy trong các tế bào máu, có thể dẫn đến tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng ngộ độc khí carbon monoxide có thể bao gồm khó thở, lú lẫn, chóng mặt và đau đầu nhẹ,…Người bị nhiễm độc khí này thường do các tai nạn hỏa hoạn.

1.4 Thở hụt hơi do sốc phản vệ

Phản ứng dị ứng nặng được gọi là sốc phản vệ hoặc sốc dị ứng, phản ứng này xảy ra để đáp ứng với các chất gây dị ứng nhất định.

Thở bị hụt hơi sẽ nhanh chóng tiến triển trầm trọng nếu phản ứng dị ứng khiến cổ họng của bạn bị sưng lên và đóng chặt nắp thanh môn, ngăn chặn nguồn cung cấp không khí. Bạn có thể bị ngứa, thở khò khè, nôn mửa và tiêu chảy khi bị sốc phản vệ.

1.5 Thở hụt hơi do hóc dị vật

Hầu hết những người bị hóc dị vật trong cổ họng đều bị gián đoạn hơi thở hoặc thở hụt hơi ngay lập tức. Trường hợp nặng, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ho là một phản ứng tốt để cơ thể cố gắng đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đã hoàn toàn khỏi dị vật. Bạn cần biết cách thực hiện thao tác Heimlich bằng cách đứng đằng sau người đang nghẹt thở, vòng tay quanh eo họ và đẩy mạnh phần trên bụng của họ cho đến khi lấy được dị vật ra.

9-ly-do-khien-ban-tho-hut-hoi-thuong-xuyen-voh-2

Học cách xử lý nhanh khi bị hóc dị vật (Nguồn: Internet)

Bạn cũng có thể thực hiện thao tác Heimlich trị hóc dị vật cho chính mình bằng cách tay này đặt lên tay kia rồi đẩy ấn mạnh vào bụng.

1.6 Thở hụt hơi do viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng trong phổi. Có 2 loại viêm phổi là viêm do virus và viêm do vi khuẩn. Trong khi đó, thở hụt hơi thường gặp với viêm phổi do virus. Loại này cũng ít nghiêm trọng hơn bệnh viêm phổi do vi khuẩn và thường xuất hiện sau một đến ba tuần bạn bị nhiễm virus.

1.7 Thở hụt hơi do vấn đề tim mạch

Bất cứ điều gì làm giảm khả năng bơm máu của tim cũng sẽ khiến bạn gặp phải triệu chứng thở hụt hơi. Các vấn đề về tim có thể gây thở hụt hơi bao gồm tim to, nhịp tim bất thường hoặc đau tim. Đặc biệt, hụt hơi khó thở còn là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim sung huyết.

1.8 Thở hụt hơi do béo phì

9-ly-do-khien-ban-tho-hut-hoi-thuong-xuyen-voh-3

Người béo phì dễ bị hụt hơi thở (Nguồn: Internet)

Thừa cân hoặc béo phì cũng khiến bạn thường xuyên bị hụt hơi thở. Nguyên nhân do gia tăng áp lực lên thành ngực hoặc áp lực lên cơ hoành do chất béo dư thừa đè lên phổi.

1.9 Thở hụt hơi do lo âu

Cảm giác thở gấp, bạn không thể bắt được hơi thở của bạn là triệu chứng phổ biến khi bạn cảm thấy lo lắng tột độ. Ngoài cảm giác hụt hơi, người bệnh còn có dấu hiệu tim đập nhanh, hồi hộp, dễ nổi nóng, chóng mặt, khó ngủ, cảm giác có cục gì đó trong cổ họng,…

2. Thở hụt hơi nên làm gì?

Thở hụt hơi có thể bắt nguồn từ nhiều thói quen không lành mạnh hoặc do cơ thể đang mắc một số bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, ăn uống và thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa thở hụt hơi tại nhà sau đây:

2.1 Tập yoga

Yoga là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn ổn định hơi thở đều đặn. Các động tác giữ thăng bằng và kéo dãn của yoga giúp bạn vận động mà không gây áp lực cho nhịp tim, tránh cảm giác khó thở.

9-ly-do-khien-ban-tho-hut-hoi-thuong-xuyen-voh-4

Tập thở trong yoga để cải thiện tình trạng hụt hơi thở (Nguồn: Internet)

2.2 Đi dạo

Đi dạo quanh nhà giúp nâng cao năng lực của phổi và tim mạch. Hoạt động này tốn mức năng lượng thấp và có thể dễ dàng tăng dần độ khó bằng cách tăng quãng đường và tốc độ.

2.3 Thở mím môi

Đây được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng thở hụt hơi. Nó giúp bạn nhanh chóng mở rộng đường thở để hít vào, thở ra dễ dàng và sâu hơn. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này bất cứ khi nào cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc, leo cầu thang.

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Thư giãn, thả lỏng cơ vai và cổ
  • Bước 2: Đặt một tay lên thành bụng
  • Bước 3: Hít vào bằng đường mũi 2 nhịp, lúc này miệng vẫn đóng và người bệnh cảm thấy thành bụng hơi căng ra
  • Bước 4: Mím môi (chúm môi) lại cho hơi thở từ từ thoát ra kẽ môi, thành bụng xẹp dần xuống.

Lưu ý: Nếu tình trạng thở hụt hơi kéo dài và không được cải thiện sau khi áp dụng các cách trên thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra đường hô hấp của mình.

Bình luận