1. Vì sao bị sốt?
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường (nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C và + hoặc – 0.2). Sốt là tình trạng xảy ra phổ biến và hầu hết ai cũng đã bị sốt nhiều lần trong đời.
Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể (Nguồn: Internet)
Theo bác sĩ Lê Văn Nhân (Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TPHCM), tình trạng sốt xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Do cơ thể bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng,…Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng phản ứng miễn dịch, tạo kháng thể để chống lại chúng. Khi đó sốt là một phản ứng bảo vệ cơ thể vì sốt giúp phản ứng thực bào dễ dàng hơn, phản ứng viêm xảy ra nhanh chóng hơn, quá trình sinh ra kháng nguyên, kháng thể cũng rầm rộ hơn, từ đó giúp cơ thể đối phó với bệnh tật được tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của sốt chính là làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Sốt do môi trường, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ví dụ như bạn có thể bị sốt khi đang ở phòng máy lạnh, bỗng bước ra ngoài môi trường nắng gắt và nhiệt độ cao,…
- Sốt do cơ thể có một số vấn đề rối loạn chuyển hóa.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây sốt nhưng bác sĩ Nhân cho biết, nguyên nhân gây sốt thường gặp nhất là tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng.
Khi bị sốt thì cơ thể bị mất nhiều nước, rối loạn chuyển hóa, dẫn đến các hoạt động của cơ thể bị rối loạn, đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết bị ảnh hưởng lớn. Một số trường hợp bị sốt cao không hạ sốt kịp thời có thể gây co giật (hay còn gọi là động kinh do sốt). Chính vì vậy, việc hạ sốt khi bị sốt là việc làm cấp bách cần thực hiện ngay.
2. Hạ sốt bằng cách nào?
Dưới đây là một số việc cần làm đối với những bệnh nhân bị sốt:
- Đưa bệnh nhân vào một môi trường thoải mái, thoáng mát để nghỉ ngơi.
- Nới lỏng áo quần để bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, có thể uống nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây.
- Lau mát người bệnh nhân. Khi lau mát cho bệnh nhân sốt cần lưu ý: nhiệt độ nước lau phải bằng nhiệt độ cơ thể hiện tại của bệnh nhân hoặc có thể trừ khoảng 2 độ C; lau mát ở những vùng da mỏng như trán, cổ, bụng, ngực, nách, bẹn...; lau đi lau lại nhiều lần cho đến khi hạ sốt.
Trường hợp đã áp dụng nhiều cách nhưng vẫn không hạ sốt thì người bệnh có thể uống thuốc hạ sốt.
3. Uống thuốc hạ sốt như thế nào cho đúng?
Thuốc hạ sốt cần dùng đúng liều và đúng cách (Nguồn: Internet)
Theo bác sĩ Nhân, qua nhiều năm kinh nghiệm, ngành y tế đánh giá loại thuốc hạ sốt rẻ tiền, hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ nhất chính là Paracetamol. Đây là loại thuốc mà Bộ Y tế quy định đó là thuốc không cần kê toa, người bệnh có thể tự mua về sử dụng.
Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về liều dùng: Liều dùng tối đa là 50mg/1kg cân nặng/ngày. Ví dụ, người bệnh có cân nặng là 60kg thì liều dùng tối đa là 300mg/ngày.
- Về cách dùng: Mỗi lần uống chỉ uống 10 - 15mg /lần. Như vậy, 1 ngày có thể uống 3 – 5 lần thuốc hạ sốt.
- Lựa chọn dạng thuốc hạ sốt: Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng thuốc hạ sốt như viên nén, dạng bột, nhét hậu môn, siro. Ứng với từng độ tuổi, thể trạng mà có thể lựa chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp. Thuốc hạ sốt người lớn có thể dùng viên nén thuốc hạ sốt cho trẻ em có thể dùng dạng bột, siro hoặc nhét hậu môn. Tuy nhiên, dù uống thuốc hạ sốt dạng nào thì cũng cần chú ý về liều dùng.
Trong một số trường hợp, đôi khi người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt phối hợp với các loại thuốc khác do có nhiều triệu chứng khác kèm theo sốt. Tuy nhiên, bác sĩ Nhân cho biết, dùng đơn chất, chỉ dùng 1 loại thuốc hạ sốt là tốt nhất.
Như vậy, thuốc hạ sốt có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc Tây vì đây là loại thuốc không cần kê toa, tuy nhiên để tránh tác dụng phụ cũng như phát huy hết tác dụng của thuốc thì người bệnh cần lưu ý một số điều trên để dùng cho đúng cách.
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ Lê Văn Nhân tại audio bên dưới: