Tìm hiểu phương pháp chữa viêm gan C bằng Đông Tây y kết hợp

Hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng đồng thời cả 2 loại thuốc Đông y và Tây y trong một liệu trình điều trị.

Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi viêm gan C nếu kết hợp Đông Tây y thì chữa như thế nào?

PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay giải đáp:

Hiện nay, có 2 loại siêu vi gây viêm gan là siêu vi B và siêu vi C. Trong y học cổ truyền có diệp hạ châu và các dược thảo có thể góp phần khống chế hoạt động của siêu vi. Tuy nhiên, đối với siêu vi C thì chưa có dược liệu nào để điều trị.

tim-hieu-phuong-phap-chua-viem-gan-c-bang-dong-tay-y-ket-hop

Viêm gan C cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Khi bị viêm gan siêu vi C nó sẽ gây rất nhiều biến chứng như thiếu máu nặng, viêm gan mạn tính, xơ gan. Thông thường, khi điều trị siêu vi C bác sĩ sẽ cho chị dùng các loại thuốc chích hoặc thuốc uống để khống chế hoạt động của siêu vi C.

Bên cạnh đó, người ta vẫn dùng thêm các loại thuốc khác như:

  • Đối với Tây y: Thường dùng các loại thuốc hạ men gan, nhuận gan, hỗ trợ hoạt động tế bào gan. Chị có thể điều trị ở bệnh viện Nhiệt đới hoặc ở khoa gan của các bệnh viện đa khoa khác.
  • Đối với Đông y: Sử dụng các loại thuốc Đông y hỗ trợ hoạt động tế bào gan.

Như vậy, để điều trị viêm gan siêu vi C bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp chị có thể thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị như tiêm thuốc hay dùng thuốc uống. Sau đó kết hợp thêm các loại thuốc hỗ trợ chống viêm, chống tình trạng xơ hóa tế bào gan bằng thuốc Đông y.

Tóm lại là chị điều trị viêm gan C bằng phương pháp Tây y là chính và Đông y là phương pháp hỗ trợ điều trị thêm.

Lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM hướng dẫn bài thuốc dân gian có tác dụng thải sắt trong máu khi bị viêm gan siêu vi C:
Cách 1:
- Dùng 100gr đậu phộng (lạc) sống, còn vỏ lụa màu hồng
- Nấu với 1 lít nước cho đến khi đậu nở ra hoàn toàn.
- Dùng nước đậu đã nấu để uống từ sáng đến trưa (Nước này có vị chát chát)
Sau đó thêm ½ lít nước vào và nấu tiếp để uống từ trưa đến tối
Cách thứ 2:
Đổ 1,5 lít nước nấu với 100 gr đậu phộng sống. Nấu sôi lên 15 phút và để uống cả ngày.
Bệnh nhân có thể uống kéo dài trong 20 ngày sau đó đi xét nghiệm lại.
Nước đậu phộng sống nấu chín có tác dụng tăng thêm tiểu cầu và thải được sắt trong máu ra ngoài nhờ lớp vỏ lụa của đậu phộng sống.

Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Bay qua audio dưới đây: