Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TPHCM đã có tổng cộng 320.823 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.
Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 17h ngày 15/9 đến 17h ngày 16/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.489 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 10.482 ca ghi nhận trong nước.
Các ca nhiễm ghi nhận trong nước tại TPHCM (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58), Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37), Đồng Tháp (33), Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14), Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8 ), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Nghệ An (4), Thừa Thiên-Huế (3), Gia Lai (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1) trong đó có 6.537 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 101 ca. Trong đó, TPHCM tăng 434 ca, Bình Dương giảm 230 ca, Đồng Nai giảm 241 ca, Long An giảm 143 ca, Kiên Giang tăng 15 ca...
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.347 ca/ngày.
Cũng theo dữ liệu của Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa 16/9, Việt Nam đã thực hiện được 32,375,467 mũi vaccine COVID-19.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Bắc Ninh, Lào Cai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Phước.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Nghệ An, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nam Định, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam và Tiền Giang.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện tờ trình gửi UBND TPHCM về phương án hỗ trợ người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố sau ngày 15/9. Số lượng người hỗ trợ (dự kiến) do UBND quận, huyện và TP Thủ Đức thống kê được nhận gói hỗ trợ đợt 3 với mức 1 triệu đồng/người/lần là 7.546.710 người và không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.
TPHCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo phương châm “triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp trên từng địa bàn cụ thể” từ ngày 0 giờ ngày 16/9 đến hết ngày 30/9, đồng thời TPHCM tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm tại địa bàn dân cư từ nay đến hết ngày 30/9.
Tại vùng đỏ, vùng cam sẽ thực hiện lấy mẫu toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình bằng phương pháp test nhanh mẫu gộp hoặc RT-PCR mẫu gộp. Tại vùng vàng, vùng xanh, vùng cận xanhh sẽ thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, vùng cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng, tần suất lặp lại 5-7 ngày/lần.
Tiêm phủ vắc-xin là chìa khóa quan trọng để khôi phục trạng thái bình thường mới và mở rộng kinh tế xã hội. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 để tăng độ bao phủ vắc-xin mũi 1 và tiến dần đến bao phủ mũi 2 trong cộng đồng. Người dân hãy theo dõi thông tin tổ chức tiêm chủng trên địa bàn quận, huyện, phường, xã và thực hiện tiêm ngay khi đến lượt. Sau khi đã được tiêm vắc-xin, mỗi người dân cần tiếp tục thực hiện thông điệp 5K để phòng chống dịch bệnh.
15 ngày tới sẽ tiếp tục là chuỗi ngày nhiều thách thức của TPHCM; việc nới lỏng hay siết chặt giãn cách được Thành phố đánh giá từng giờ, từng ngày để kịp thời điều chỉnh phù hợp với từng khu vực.