Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Nguyên nhân và cách xử trí

(VOH) - Trẻ em vào những ngày Tết sẽ gặp phải 1 tình trạng chung là trẻ rất dễ bị ngộ độc thức ăn. Vậy trong trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn thì làm sao nhận biết và cần phải xử lý như thế nào?

Dấu hiệu nào giúp nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn?

Theo ThS, BS Đinh Thạc (BV Nhi Đồng 1 TPHCM), ngộ độc thức ăn không được xếp vào các tai nạn đối với trẻ em mà nó được xem là một tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa. Đây là một trong những bệnh thường gặp vào mùa lễ Tết, nhất là Tết cổ truyền. 

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ là do lượng thức ăn vào dịp Tết tương đối dồi dào và phong phú, nếu cha mẹ không lưu ý trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm tươi sống có thể sẽ bị nhiễm bẩn, nhiễm độc từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc.

tre-bi-ngo-doc-thuc-an-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-voh

Đau bụng dữ dội là dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị ngộ độc thức ăn (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường gặp nhất chính là: 

  • Trong khoảng 6 giờ sau khi ăn bụng bị đau dữ đội.
  • Nôn ói nhiều.
  • Bụng bị đầy hơi, khó chịu.
  • Trẻ có thể bị sốt nếu bị nhiễm khuẩn nặng.

Cách xử trí ngộ độc thức ăn ở trẻ em

ThS, BS Đinh Thạc cho biết, khi trẻ bị ngộ độc thức ăn cha mẹ cần làm những điều sau đây:

  • Khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn cha mẹ phải “loại bỏ” tất cả những thức ăn đó.
  • Nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn mức độ nhẹ thì cha mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn sốt dẻo, nấu xong ăn liền, những loại thức ăn lỏng mềm dễ tiêu, ví dụ: cháo, sữa, soup...
  • Khi thấy trẻ nôn ói nhiều cha mẹ nên tiến hành bù nước cho bé, nguyên nhân là do khi trẻ bị nôn ói sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, mất muối, việc bù nước chính cái cách để cơ thể được từ từ hồi phục lại. Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng nhiều cách, chẳng hạn: dùng dung dịch muối đường, sử dụng gói dung dịch oresol (muối biển khô) hoặc các loại nước thông dụng khác như nước đun sôi để nguội, nước suối, nước cơm, nước canh, nước cháo, nước trái cây, thậm chí là nước dừa tươi...

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi trẻ liên tục trong vòng 4 giờ, nếu trẻ có biểu hiện như: 

  • Bị ói liên tục.
  • Ăn uống không được.
  • Sốt cao 39 - 40 độ C.
  • Có tình trạng lừ đừ mệt mỏi, bé không vui chơi, nằm im một chỗ...

Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc thức ăn của trẻ đang có những chuyển biến nghiêm trọng, cha mẹ cần chuyển bé đến bệnh viện sớm để được các bác sĩ thăm khám và điều trị cấp cứu kịp thời. Càng kéo dài sẽ càng khiến trẻ bị mất nước và nếu tình trạng mất nước diễn ra quá nhanh và nhiều sẽ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ từ audio bên dưới:

6 tai nạn thường gặp ở trẻ em trong dịp Tết : Hằng năm, tỷ lệ trẻ em gặp tai nạn trong dịp Tết đều tăng cao. Bác sĩ Đinh Thạc (BV Nhi Đồng TP) sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh 6 tai nạn thường gặp ở trẻ em trong dịp Tết.
Cách phòng tránh những tai nạn ngày Tết thường gặp ở trẻ em : Cứ mỗi độ Tết đến trẻ em lại náo nức về chuyện sẽ được lì xì và bắt đầu lên kế hoạch ‘mua sắm’. Vì thế, việc nhắc nhở con trẻ cách quản lý và sử dụng tiền xì xì hợp lý là điều cha mẹ không nên ...