Chờ...

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường

(VOH) - Trẻ tự kỷ chậm phát triển tâm thần, thường gào khóc,... nhưng gần 10% trong số họ có khả năng phi thường về nhạc, họa, điêu khắc, tính toán... dù không hề được học hay luyện tập.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường 1Người tự kỷ nhìn thế giới như thế nào? Những người tự kỷ có hành vi kỳ lạ do họ nhìn thế giới cực kỳ khác biệt so với chúng ta.

1. Chứng tự kỷ thông thái (Asperger) tạo nên khả năng phi thường

Mọi người cứ ngỡ chuyện đùa khi cô bé Esperance (Mỹ) 7 tuổi mắc bệnh tự kỷ có thể liệt kê danh sách tất cả loài dơi, cùng với tên khoa học và những đặc điểm của chúng, mà chưa hề đọc đến những loại tài liệu nào.

Cô bé còn có thể phác họa bất kỳ loài vật nào một cách sinh động khi chỉ cần một lần nhìn qua khi mới lên 5 tuổi. 

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường 2

Gần 10% trong số họ có khả năng phi thường. Ảnh: internet

Cậu bé mắc bệnh tự kỷ khi đang ở tuổi 12 Denis (Mỹ) khi bộc lộ một khả năng lạ: như một quyển lịch sống. Hỏi em ngày 15/2/1982 là ngày thứ mấy trong tuần, hay tháng nào thuộc năm nào trong 20 năm qua, em sẽ trả lời ngay như được lập trình sẵn trong óc. 

Tương tự trường hợp của cậu bé Denis trên, cậu bé Nguyễn Minh Trí (sinh năm 2000, Việt kiều Hà Lan, hiện ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM) cũng có khả năng tính toán lịch nhanh và chính xác đến kinh ngạc khi em ấy có thể quy đổi bất cứ ngày dương lịch nào trong năm ra ngày, tháng, năm, thứ của âm lịch chỉ trong tích tắc.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường 3

Cậu bé Nguyễn Minh Trí có khả năng tính toán lịch nhanh và chính xác đến kinh ngạc. Ảnh: ĐSPL

Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp trẻ bỗng nhiên có những khả năng đặc biệt khi các em ấy đều mắc chứng tự kỷ, nói chính xác hơn là những người tự kỷ thông thái (Asperger).

Chứng rối loạn tâm thần này khiến người bệnh trở nên trơ trơ, không quan tâm đến cuộc sống chung quanh, phát triển cao độ đời sống nội tâm, tự khép kín. Với họ, người khác không hiện diện do vậy, họ chậm nói hay không nói, rối loạn ngôn ngữ, khó đọc...

Tuy nhiên, không phải trẻ tự kỷ nào cũng "giam mình" trong sự im lặng. Với một số trẻ trước đó không bao giờ mở miệng nói nhưng khi mắc hội chứng Asperger lại diễn đạt hay và đôi khi tỏ ra khôn trước tuổi.

Điều đặc biệt là theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, những người tự kỷ bị chậm phát triển thường có chỉ số thông minh IQ trung bình hoặc trên mức trung bình.

Người tự kỷ thường có trung tâm chú ý hạn chế, hoạt động kém kiểm soát. Với cô bé Esperance, dù là "tự điển sống" nhưng trong sinh hoạt hằng ngày, cô bé vẫn còn gặp không ít khó khăn khi vẫn chưa biết gài nút áo hay ăn đúng cách ở bàn và việc học, đọc với cô bé lại vô cùng khó khăn.

Còn Denis giỏi về tính ngày tháng là thế, nhưng em ấy lại chỉ hiểu một số lệnh đơn giản của cuộc sống hằng ngày.

2. Lý giải về sự phi thường ở trẻ tự kỷ

Giả thuyết về khả năng đặc biệt của người tự kỷ được lý giải, bán cầu não phải của họ rất phát triển, còn bán cầu não trái bị còi cọc đi. Ý tưởng xem ra khá logic: não phải kiểm soát sự phân tích các hình dạng trong không gian, trí nhớ âm thanh và sự hiểu biết âm nhạc.

Đó là những khả năng nổi trội nơi những người tự kỷ thông thái. Não trái kiểm soát sự diễn đạt, thông hiểu ngôn ngữ và trí nhớ cảm xúc, là những nhược điểm nơi những người này.

Cũng theo nghiên cứu, thông thường, những năng khiếu đặc biệt của những người mắc bệnh sẽ "tự sinh tự mất". Như trường hợp cô bé Nadia, người Ukraina, 3 tuổi có thể vẽ những chú ngựa tuyệt đẹp vào lúc cô bé chưa biết nói.

Nhưng đến 10 tuổi, nói rành rẽ, cô mất năng khiếu này.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường 4

Liệu nhà bác học Einstein có phải là người tự kỷ?. Ảnh: internet

Có người từng đặt câu hỏi "Liệu nhà bác học Einstein có phải là người tự kỷ?", đây là một câu hỏi xem ra có vẻ "ngu xuẩn". Tuy vậy, theo giả thuyết của Simon Baron-Cohen, chuyên viên thuộc ĐH Cambridge thì, ông Einstein có thể mắc một dạng bệnh tự kỷ nhẹ (hội chứng Asperger).

Rối loạn này không cản trở ông trong việc lập gia đình, có bạn bè thân thiết hoặc có những tranh luận xuất sắc.

Nhưng có một số dấu hiệu đáng lưu ý. Nhà bác học này biết nói muộn, lúc 3 tuổi. Lúc nhỏ là đứa bé cô độc, nhút nhát, không kham nổi việc học ở trường, lúc nào cũng thích làm việc một mình và nghiền ngẫm đến cùng những chủ đề mà cậu chú ý.

Cậu cũng hay lặp đi lặp lại các câu như bị ám ảnh. Einstein thích các khám phá của ông được thể hiện bằng hình ảnh.

Giả thuyết này của Simon Baron-Cohen đúng hay không thì khó có thể biết chắc, nhưng ý tưởng một người tự kỷ có thể trở thành một thiên tài được thế giới công nhận thật sự là một thông điệp đầy hy vọng.