Thắc mắc của thính giả:
Chào bác sĩ! Cổ họng em thường xuyên bị ngứa, khi hắng giọng hoặc ho, khạc đàm ra ngoài mới không ngứa nữa. Em có đi khám và bác sĩ nói em bị viêm họng hạt. Vậy em nên chữa trị bằng cách nào, nhờ bác sĩ tư vấn?
Viêm họng hạt nên làm gì? (Nguồn: Internet)
Trị viêm họng hạt cần lưu ý điều gì?
PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, triệu chứng viêm họng hạt thường là ngứa rát hầu họng, ho, có cảm giác vướng họng và hay khạc nhổ,… Viêm họng hạt là bệnh rất khó chữa và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
Điều trị viêm họng hạt chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau đây để chữa bệnh hiệu quả và không khiến bệnh tiến triển nặng hơn:
- Súc miệng hoặc khà nước muối ấm mỗi ngày 2 – 3 lần, bao gồm, buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt, buổi chiều sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Trong thời gian điều trị phải kiêng uống nước đá.
- Thận trọng trong việc ăn uống để tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đẩy axit lên vùng hầu họng, kích thích cổ họng gây ngứa và ho.
- Dùng lá cây thuốc dòi để nấu nước uống. Loại nước này sẽ giúp kháng viêm, giảm hạt ở đáy hầu họng.
- Nhai rau diếp cá sống hoặc ăn thêm tỏi để giúp vùng hầu họng luôn được thông thoáng và sạch sẽ.
Như vậy, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cần chú ý thực hiện những điều trên để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh viêm họng hạt. Nếu bệnh viêm họng hạt kéo dài không khỏi thì bạn nên đi khám lại để bác sĩ xem xét và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn, tránh để lâu bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: