Tiêu điểm: Nhân Humanity

Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị mề đay (dị ứng)

(VOH) - Tư vấn từ Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Y dược TPHCM.

Đọc giả có thể nghe hoặc đọc bài

Mề đay là gì?

Mề đay tình trạng dị ứng của da. Nguyên nhân mề đay thì có rất nhiều trong đó, 50% vô căn (không có nguyên nhân), còn lại 50% có thể tìm ra nguyên nhân.

Nhiều người nghĩ rằng mề đay là do ăn uống nhưng mề đay thì có rất nhiều thể khác nhau.

Triệu chứng bị mề đay

Khi uống bia, ăn thịt bò, mực.. Sau đó xuất hiện tình trạng ngứa, đặc biệt khi thời tiết lạnh thì ngứa trong gân bàn tay, nổi đỏ phía trong da (không phải ngoài da).

Khi gãi thì thấy dễ chịu. Gãi nhiều thì dẫn đến trầy da.

Theo thời gian dẫn đến tình trạng lột da tại những chỗ da mỏng (bẹn cánh tay, đùi).

Nguyên nhân bị mề đay ( bị dị ứng)

Do tác nhân vật lý như: gió thổi trực tiếp vào da, nóng quá hoặc lạnh quá

Do thay đổi nhiệt độ đột ngột: từ môi trường nóng về, bước ngay vào phòng máy lạnh hoặc ngược lại. Dội nước lạnh để mát…

Do áp lực: quần áo chật, nóng tác động lên da

Do tác nhân từ môi trường ngoài: bụi bậm, lông chó, mèo trong nhà, chất tiết từ tinh trùng…

Do tác nhân từ môi trường trong: đồ uống, thức ăn dễ gây mề đay như thức ăn hàm lượng đạm cao.

Với thịt bò, có người trước kia ăn không bị dị ứng nhưng nay lại bị dị ứng có thể là do mình đổi loại thịt bò khác..

Với hải sản, nên chú ý còn tươi sống hay không?  Vì khi không còn tươi sống thì axit amin trong hải sản sẽ chuyển thành histamin sẽ làm cơ thể rất dễ bị ngứa, dị ứng.

Những chất lên men như tương chao, mắm, khô, đậu hủ, cải chua … đặc biệt là bia rượu là thức uống lên men nên chứa nhiều axit amin, do đó dễ gây dị ứng.

Do các ổ nhiễm trùng tiềm tàng trong cơ thể như viêm họng mạn tính, viêm xoang mạn, sâu răng, nhiễm vi khuẩn của dạ dày, nhiễm nấm móng tay, nhiễm ký sinh trùng (vật chủ là vật) gây ra ấu trùng trong máu…. sẽ gây ra phản ứng dị ứng là mề đay.

Cách chữa trị mề đay

Nguyên nhân mề đay rất đa dạng và phong phú. Do đó, quan trọng là mỗi người cần phải “tinh tế” nhận ra mình hay bị dị ứng với cái gì để phối hợp với một bác sĩ về dị ứng miễn dịch lâm sàng cùng tìm ra nguyên nhân mới điều trị hết.

Tuy nhiên, do 50% mề đay là vô căn (không rõ nguyên nhân) cũng có lúc mề đay sẽ tự lui đi sau một thời gian. Cũng có khi một khoảng thời gian nào đó thì mề đay lại xuất hiện (vô căn).

Cho nên chúng ta  cũng không nên quá lo lắng về bệnh mề đay.

Bình luận