Tuổi thọ trung bình trên thế giới tăng

(VOH) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn cầu đã tăng thêm 5 năm trong thời gian từ 2000 đến 2015, đạt mức 71,4 tuổi. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ thập niên 1960 đến nay. Tuy nhiên, sự cách biệt về tuổi thọ trung bình giữa người dân các nước vẫn còn khá lớn.

Báo cáo trên được đưa ra dựa trên những số liệu thu thập được tại 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó bao gồm các số liệu về tỷ lệ người tử vong, bệnh tật và các chỉ tiêu về hệ thống y tế…

Theo bản báo cáo, từ năm 2000 đến nay, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này đã làm thay đổi cục diện về sự suy giảm tuổi thọ trung bình xảy ra vào thập niên 1990. Khi đó, tuổi thọ của người dân tại khu vực châu Phi đã bị giảm xuống do sự hoành hành của căn bệnh HIV/AIDS.

Theo số liệu mới công bố, mức tăng tuổi thọ lớn nhất kể từ năm 2000 đã diễn ra ở khu vực Châu Phi. Tuổi thọ của người dân nơi đây đã tăng ở mức 9,4 năm lên đến 60 tuổi, chủ yếu là nhờ những cải thiện về tình trạng trẻ em sống sót, những tiến bộ trong việc kiểm soát bệnh sốt rét và sự mở rộng tiếp cận với liệu pháp chống virus HIV.

Tuổi thọ trung bình của con người tăng thêm 5 năm. Ảnh minh họa: internet

Báo cáo trên cũng cho biết, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản là cao nhất thế giới với 86,8 tuổi. Trong khi đó nam giới tại Thụy Sĩ lại là người sống thọ nhất so với nam giới các nước, ở mức 81,3 tuổi.

Phụ nữ và nam giới ở Sierra Leone là người có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới. Tuổi thọ của nam giới tại đây là 49,3 tuổi, phụ nữ là 50,8 tuổi.

Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng, bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: 

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà