Nằm sâu trong lõi của răng, được bao bọc bởi ngà và men răng, tủy răng có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho răng giúp răng khỏe mạnh và chắc khỏe. Đây cũng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy, nếu bị viêm tủy, răng của bạn sẽ bị yếu và mất dần chức năng của răng.
1. Viêm tủy răng là gì?
Theo đó, viêm tủy răng là hiện tượng vùng tủy hoặc các mô quanh chân răng bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau kể cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tủy răng có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)
1.1 Viêm tủy răng ở trẻ em
Cấu trúc răng sữa cũng tương tự như răng vĩnh viễn, nhưng răng sữa là loại răng rất dễ bị sâu, men răng yếu. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ vẫn chưa có được thói quen chăm sóc răng miệng như người lớn rất dễ bị sâu răng hay viêm tủy. Nếu trẻ bị viêm tủy răng thì nên đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm
Theo thống kê, các nguyên nhân có thể dẫn đến việc bạn bị viêm tủy răng thông thường là do bạn gặp phải các vấn đề như răng bị sâu, nứt vỡ, hoặc răng bị nhiễm trùng nướu.
Nguyên nhân chủ quan là do thói quen ăn uống làm mòn men răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm răng.
3. Dấu hiệu nhận biết tủy răng bị viêm
Tủy răng bị viêm là bệnh lý phổ biến về răng, có thể bị một hoặc nhiều răng và cũng có nhiều cấp độ viêm nhiễm khác nhau. Tùy vào mỗi cấp độ viêm mà có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường viêm tủy được nhận biết theo các cấp độ sau đây.
3.1 Viêm tủy có thể phục hồi
Ở cấp độ này răng bắt đầu bị tổn thương, có thể bị sâu hay lõm răng. Xung huyết tủy răng khiến răng nhạy cảm với thức ăn, ăn đồ nóng hoặc lạnh khiến răng bị đau, nhức, và sưng mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Cơn đau thường kết thúc nhanh hoặc giảm ngay sau khi dùng thuốc giảm đau.
3.2 Viêm tủy không thể phục hồi, viêm răng cấp tính
Những cơn đau bắt đầu kéo dài, âm ỉ và dữ dội hơn. Có những trường hợp uống thuốc giảm đau cũng không thể đỡ được, đau lan sang cả các răng xung quanh. Những tổn thương răng lúc này lớn, sâu hơn, đôi khi còn làm lộ ra vùng tủy răng, gây sốt và nổi hạch trong những trường hợp nặng.
3.3 Viêm tủy hoại tử
Viêm tủy hoại tử thường không có dấu hiệu đau nhức như các trường hợp khác. Có những trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện khi đã lan rộng đến chân răng. Dấu hiệu là răng đổi màu, lỗ sâu răng lớn, răng lung lay. Viêm tủy hoại tử là quá trình răng đã bị viêm nhiễm nặng trong thời gian dài, gây chết tủy răng. Dịch tủy bị hoại tử gây viêm xương ổ răng, dẫn đến răng bị tiêu dần và mất răng.
4. Bị viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Bị viêm tủy, nếu không phát hiện sớm và không điều trị đúng cách thì vi khuẩn sẽ lan rộng và hình thành những ổ viêm nhiễm khiến bệnh tình mỗi ngày một nặng hơn. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức có thể liên tục, kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống của bạn.
4.1 Viêm vùng xương hàm
Vi khuẩn gây nên viêm tủy có thể lan rộng nên các vùng xung quanh chân răng. Nếu không được điều trị, bệnh tình nặng hơn sẽ khiến viêm nhiễm cả vùng xương hàm và các răng xung quanh.
4.2 Gây nang chân răng, mất răng
Ở mức độ răng bị hoại tử còn xuất hiện những u, hạt, hay các ổ mủ ở nướu răng gây đau nhức và khó chịu. Vi khuẩn không chỉ phá hủy liên kết răng mà còn ảnh hưởng đến mạch máu, ngăn chặn nguồn dinh dưỡng nuôi sống răng khiến răng bị tiêu và tự rụng.
Viêm tủy răng cần được điều trị kịp thời để tránh đau nhức và nguy cơ mất răng (Nguồn: Internet)
5. Bị viêm tủy răng phải làm sao?
Nếu để răng vị viêm tủy rơi vào tình trạng thoái hóa, thì "mất răng" là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng nhổ răng chỉ giúp bạn giải quyết nỗi đau do răng bị viêm nhiễm, còn khi bị mất răng lại ảnh hưởng đến cả cấu trúc của hàm răng. Sai lệch vị trí, sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến khuôn mặt. Vậy phải làm gì khi tủy răng bị viêm?
5.1 Viêm tủy răng có chữa được không?
Tủy răng bị viêm có chữa được không còn tùy thuộc vào cấp độ viêm nhiễm của tủy răng. Đối với những trường hợp răng mới bị viêm nhiễm nhẹ và phát hiện sớm thì có thể điều trị được.
Các chuyên gia khuyên bạn nên đến và thăm khám răng tình trạng răng khi phát hiện thấy mình có dấu hiệu viêm tủy răng: Xuất hiện những cơn đau, ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. Răng đổi màu, sưng nướu hoặc mặt ở những vùng răng bị viêm nhiễm để có để sớm được điều trị kịp thời.
Tốt nhất, khi có dấu hiệu bị viêm tủy, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh để thức ăn thừa đọng lại khiến bệnh nghiêm trọng hơn và nên đến gặp bác sĩ để thăm khám theo định kỳ.
5.2 Bị viêm tủy răng uống thuốc gì?
Để chấm dứt những cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài thì uống thuốc giảm đau là cách duy nhất mà bạn nghĩ tới. Tuy nhiên, tình trạng viêm răng của bạn nên uống thuốc gì thì cần phải tuân theo chỉ thị của bác sĩ. Các trường hợp viêm răng có thể phục hồi thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau như: Tetracycline, penicillin, doxycycline,...
Những trường hợp chết tủy thì không nên sử dụng thuốc giảm đau. Tốt nhất người bệnh không nên tự ý mua hay sử dụng thuốc, nên thăm khám và uống theo chỉ thị của bác sĩ, chuyên gia.
Viêm tủy răng có thể điều trị bằng thuốc (Nguồn: Internet)
5.3 Trị viêm tủy răng tại nhà có được không?
Rất nhiều trường hợp răng bị viêm tủy nhẹ hoặc phát hiện sớm vẫn có thể tự điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước trà xanh, nước cốt tỏi hay đắp hành tây,... Những nguyên liệu tự nhiên này có tính kháng khuẩn cao, đặc biệt là trà xanh hay nước cốt tỏi.
Đối với những trường hợp răng bị viêm nhiễm nhẹ, mỗi ngày súc miệng từ 2-3 lần hoặc đắp những nguyên liệu này sẽ giúp hạn chế đau nhức, viêm nhiễm tủy răng.
Tuy nhiên, các phương pháp tự nhiên này không thể điều trị dứt điểm được bệnh lý đặc biệt là những trường hợp bị viêm tủy cấp và mãn tính. Các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời hoặc kìm hãm sự phát triển của viêm nhiễm.
Để điều trị kịp thời và dứt điểm tình trạng viêm tủy răng. Tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và sử dụng thiết bị hiện đại để điều trị.
5.4 Điều trị viêm tủy răng cấp
Viêm tủy cấp hay là giai đoạn cuối cùng của bệnh lý này. Vì vậy, những bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm tủy răng cấp, hoại tử vần phải đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu tình trạng đau ít thì có thể sử dụng thuốc giảm đau, vệ sinh vùng răng bị viêm tủy, làm sạch ngà mủn và thực hiện trám bằng hydroxit canxi và theo dõi tủy răng trong thời gian khoảng 6 tháng. Nhưng nếu sử dụng thuốc mà vẫn không thể ngắt được cơn đau thì cần phải lấy bỏ tủy răng.
Bài viết được cung cấp bởi Hệ thống Nha Khoa Paris
Thông tin liên hệ:
- Trang chủ: https://nhakhoaparis.vn
- Hotline: 1900.6900
Hệ thống chi nhánh:
1. Hà Nội:
- 12 Thái Thịnh, Hà Nội
- 39 Quang Trung, Hà Nội
2. Hải Phòng
- 314 Tô Hiệu, Hải Phòng
3. Thành phố Vinh
- 143 Nguyễn Văn Cừ, TP.Vinh
4. Đà Nẵng
- 52 Lê Đình Lý, Đà Nẵng
5. Thành phố Hồ Chí Minh
- 179C Đường 3/2, TpHCM
- 97 Cộng Hòa, TpHCM
- 87 Nguyễn Thái Học, TpHCM