Sputnik V là vắc xin ngừa Covid-19 do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Sputnik V được đặt tên theo một vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Liên Xô chế tạo và phóng vào vũ trụ.
Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết sẽ cấp kinh phí cho việc phát triển vắc xin này. Nga cũng đã đưa ra kế hoạch phối hợp với các đối tác nước ngoài để có thể sản xuất 500 triệu liều vắc xin Sputnik V phòng Covid-19 mỗi năm tại 5 quốc gia.
Lô vắc xin Sputnik V mã số SV-030721M sản xuất tại Việt Nam bởi Vabiotech trước đó đã được Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, Liên bang Nga phân tích, thẩm định, đánh giá đáp ứng yêu cầu của tài liệu quy chuẩn.
Xem thêm: Bộ y tế yêu cầu ngừng tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi, kết hợp vắc xin không theo hướng dẫn
Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V do Vabiotech sản xuất sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng. Đây là vắc xin phát triển dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới, lịch tiêm là 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần.
Vector adenovirus là một trong những loại vector được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ gen. Đây cũng là công nghệ được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya nghiên cứu từ năm 1953.
Vector adenovirus là công nghệ mới và đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh. Hiện nay, các nhà phát triển vắc xin trên thế giới cũng đang tập trung vào công nghệ vector adenovirus để sớm có vắc xin Covid-19 phòng đại dịch.
Để đảm bảo khả năng miễn dịch lâu dài, các nhà khoa học Nga đã đưa ra một ý tưởng đột phá là sử dụng hai loại vector adenovirus khác nhau (rAd26 và rAd5) cho lần tiêm chủng thứ nhất và thứ hai. Người sử dụng vắc xin Sputnik V sẽ phải tiêm 2 mũi, sử dụng hai loại vector khác nhau là rAd5 và rAd26. Bằng cách này, chúng sẽ “đánh lừa” cơ thể, kích thích miễn dịch đối với vector đầu tiên và tăng hiệu quả của vắc xin với mũi thứ hai sử dụng vector khác.
Trong lịch sử, công nghệ vector adenovirus đã từng được sử dụng để tạo ra các loại vắc xin phòng đại dịch nguy hiểm như cúm, Ebola, MERS-CoV. Các vi rút thường được sử dụng là adeno các type huyết thanh rAd5, rAd26, sởi, viêm dạ dày phỏng nước (Vesicular Stomatitis Vi rút – VSV), vắc xin biến đổi ankara (modified vaccinia ankara – MVA), adeno tinh tinh (Chimpanzee adenovi rút – ChAdOx1).
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố, Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6 %. Tại Việt Nam, vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào tháng 3/2021. Ngày 21/7, Vabiotech đã chính thức công bố việc sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại Việt Nam.
Nhiệt độ bảo quản của Sputnik V ở 2-8 độ C, có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường (đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vô trùng) mà không cần đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh.
Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vắc xin khác nhau, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là vi rút rAd26 (cùng loại với vắc xin đang được phát triển bởi Johnson & Johnson và Trường Y Harvard). Liều thứ hai là các vector rAd5 (cùng loại với vắc xin đang được CanSino Biology phát triển ở Trung Quốc). Vào ngày 2/2/2021, một phân tích tạm thời từ thử nghiệm ở Moscow đã được công bố trên tạp chí The Lancet, cho thấy hiệu quả 91,6% (95% CI 85,6–95,2) sau khi tiêm vắc xin thứ hai mà không có tác dụng phụ bất thường. Cuộc thử nghiệm bắt đầu vào ngày 7/9/2020 bằng cách sử dụng dạng lỏng đông lạnh của vắc xin, sau đó dữ liệu phân tích được công bố vào ngày 24/11/ 2020. Nhóm trên 60 tuổi trong thử nghiệm (người thử nghiệm lớn tuổi nhất là 87 tuổi) về cơ bản có cùng hiệu quả (91,8%) như ở mọi lứa tuổi. Tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi. Các nhà khoa học Nga cho rằng, việc tiêm một vắc xin thứ hai khác mũi một sau 21 ngày sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại vi rút SARS-CoV-2. Đồng thời, điều này được hy vọng là sẽ kéo dài khả năng miễn dịch hơn so với chỉ tiêm 1 liều một loại vắc xin hoặc 2 liều cùng một loại vắc xin. |