Người ta thường sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư nào đấy. Dù sử dụng bất cứ chỉ tiêu đánh giá nào cũng đều mang lại ưu điểm khác nhau. Nếu bạn chưa hiểu rõ NPV là gì thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ mang đến bạn một số thông tin chính về chỉ tiêu NPV.
NPV là gì?
NPV trong tài chính là từ viết tắt của Net Present Value, có nghĩa là giá trị hiện tại dòng tiền được chiết khấu từ trong tương lai về hiện tại. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong lập kế hoạch, ngân sách vốn đầu tư. Từ đó, giúp cho những nhà tài chính dễ dàng phân tích được nguồn lợi từ khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.
NPV chính là một thuật ngữ được viết tắt trong tài chính
Phương pháp NPV được ra đời từ ý tưởng giá trị một dòng tiền nhất định nào đó ở hiện tại sẽ cao hơn tương lai, do thu nhập và lạm phát có thể được thay thế từ các khoản đầu tư trong khoảng thời gian nào đó. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là cùng một đồng tiền, nhưng kiếm được ở tương lai sẽ không giá trị như trong hiện tại.
Cách tính NPV
Sau đây là công thức tính NPV bạn có thể tham khảo:
Công thức tính
Áp dụng công thức trên để tính chỉ tiêu NPV
Trong đó:
- n: tổng thời gian dự án được thực hiện
- t: thời gian để tính dòng tiền
- Ct: dòng tiền thuần hiện có trong t
- r: tỷ lệ chiết khấu
- Co: chi phí ban đầu bỏ ra để dự án được thực hiện
Giá trị hiện tại ròng bằng không có nghĩa là dự án hoàn trả khoản đầu tư ban đầu cộng với tỉ lệ hoàn vốn yêu cầu. NPV dương là dự án có lãi. NPV âm là dự án bị lỗ vốn.
Ví dụ minh họa
Sau đây là một ví dụ về chỉ tiêu NPV giúp bạn dễ hình dung hơn. Bạn dự định trong tháng tới sẽ mở quán ăn tại Hồ Tây. Bạn mất khoảng 100.000 USD để sửa sang, mua những vật dụng cần thiết cho quán. Trong dự tính của mình, bạn phải chi khoảng 50.000 USD cho những chi phí như mua nguyên liệu, trả thuế, trả lương cho nhân viên… Tiền thu về dự định sẽ là 60.000 USD. Nếu hoạt động được như vậy, giả sử r là 10%, thực hiện trong 6 năm thì NPV sẽ có giá trị sau:
Bảng minh họa cách tính NPV
Tại sao người dùng chú ý đến chỉ số NPV
Người dùng thường chú ý đến chỉ số NPV bởi một vài lý do sau:
- NPV là phương pháp tính giá trị của dòng tiền theo thời gian. Giá trị của dòng tiền hiện tại sẽ được khấu trừ bởi tương lai.
Nhiều nhà tài chính rất quan tâm tới chỉ số NPV
- NPV có thể xem xét được ngưỡng hoàn vốn hoặc chi phí đầu tư của doanh nghiệp ở mức rất nhiều tiền.
- NPV còn cho phép các nhà tài chính so sánh giá trị từ dòng tiền thu về hiện tại với kế hoạch ngân sách được phân bổ.
Ưu và nhược điểm của chỉ số NPV
Bất cứ chỉ số trong tài chính, kinh tế nào cũng có hai mặt lợi và hại. Vậy NPV có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm của NPV
- Lợi ích của chủ sở hữu được tối đa hóa.
- Có tính đến rủi ro và giá trị thời gian của dòng tiền.
- Dễ dàng trừ hoặc cộng NPV với nhau.
- Bộ ngân lưu tạo ra từ DA NPV có thể xem xét được.
Ưu nhược điểm của chỉ số NPV là gì?
Nhược điểm của NPV
- NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu là chủ yếu để tính toán. Tuy nhiên, để xác định được tỷ lệ chiết khấu lại rất khó khăn khi thị trường vốn biến động.
- Để sử dụng được chỉ tiêu phân tích tài chính này, bạn cần nắm rõ dòng thu chi cả đời dự án. Đây là một việc mà không phải khi nào bạn cũng có thể dự kiến được.
- Hiệu quả của một đồng vốn được sử dụng chưa được nêu rõ trong chỉ tiêu này.
- NPV chỉ áp dụng để tính lợi nhuận cho những dự án cùng tuổi thọ.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho NPV là gì? Thông qua NPV, bạn cần quan tâm đến giá trị chiết khấu xem có dương hay không. Bởi khi NPV mang giá trị dương, dòng tiền đầu tư của bạn sẽ có lời. Đây là phương pháp tốt, ý nghĩa để đánh giá được mức lãi ròng sau khi vốn đầu tư được thu hồi đã trừ đi tất cả các khoản phí bao gồm lạm phát.
Ngoài NPV, hiện nay người ta thường sử dụng thêm cả chỉ số IRR để đánh giá nguồn lợi. Do IRR dễ hình dung vì phương pháp này sử dụng theo dạng phần trăm. Chính vì thế, trong đánh giá tài chính, hai phương pháp này thường được sử dụng song song để đánh giá.
Nguồn tham khảo:
Nguồn ảnh: Internet