Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Chứng chỉ CFA là gì? Cơ hội nào cho người đạt CFA?

CFA viết tắt cho Chartered Financial Analyst, là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu. Học CFA sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Được biết đến là một loại chứng chỉ chuyên môn cao cấp trong lĩnh vực tài chính, CFA nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ về chứng chỉ CFA. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về chứng chỉ CFA, lý do nên học chứng chỉ CFA cũng như cách thức đăng ký tham gia.

Chứng chỉ CFA là gì?

CFA viết tắt cho Chartered Financial Analyst, là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu, cung cấp nền tảng vững chắc các kỹ năng phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, kết hợp với kiến ​​thức thực tế mà bạn sẽ cần trong ngành đầu tư ngày nay. Nó cũng nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên nghiệp cao nhất được yêu cầu phải tuân theo.

voh.com.vn-chung-chi-cfa-la-gi-1

Chứng chỉ CFA có giá trị trên toàn cầu (Nguồn Internet)

Lí do nên chọn học CFA

  • Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhiều người chọn chứng chỉ CFA để tạo lợi thế cạnh tranh và bước khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
  • Cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp, giúp bạn thăng tiến không giới hạn trong công việc.
  • Khi trở thành CFA CharterHolder, bạn sẽ có cơ hội mở rộng cơ hội việc làm trong ngành tài chính khi nắm trong tay những lợi thế cùng một loạt các kiến thức, công cụ về phân tích đầu tư tài chính chuyên sâu nhất.
  • Chứng chỉ CFA là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp có giá trị toàn cầu, được công nhận rộng rãi tại hơn 165 quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực tài chính, dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác cùng lĩnh vực tùy theo từng quốc gia.
  • Chứng chỉ CFA không những giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong nghề nghiệp mà còn mang đến cho bạn mức lương đáng mơ ước cùng những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Với mức học phí phù hợp và tùy thuộc vào thời điểm bạn đăng ký, tài liệu nghiên cứu bạn mua và số lượng bài kiểm tra bạn sẽ tham gia, chứng chỉ CFA hoàn toàn là một khoản đầu tư hợp lý cho một loại chứng chỉ chuyên môn cao cấp.
  • Bên cạnh đó, chứng chỉ CFA cũng không làm bạn mất quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công việc hiện tại vì bạn hoàn toàn có thể sắp xếp tham gia học và thi lấy chứng chỉ CFA vào những buổi cuối tuần.

Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến

  • Chứng chỉ CFA tăng cường lượng kiến thức và cải thiện hiệu suất làm việc của bạn, giúp cơ hội nghề nghiệp đến nhiều hơn và sự thăng tiến trong công việc cũng nhanh chóng hơn.
  • Các công ty tài chính lớn trên thế giới thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có chứng chỉ CFA hơn là MBA. Vì tính chuyên sâu và cụ thể trong từng lĩnh vực tài chính mà CFA mang lại.
  • Chương trình đào tạo chứng chỉ CFA khai thác chi tiết các mô hình tài chính, quản lý danh mục đầu tư và những lĩnh vực đầu tư tương đương. Các công ty hàng đầu về đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quỹ tự bảo hiểm đánh giá cao các kiến thức nền tảng này. Vì vậy, càng nhiều cơ hội cho các Charter Holders chiếm giữ vị trí quan trọng trong công ty so với các ứng viên từ lĩnh vực khác.
  • CFA Charterholder thường khởi nghiệp và thăng tiến trong các lĩnh vực: Công ty đầu tư và quản lý quỹ, Môi giới, Ngân hàng đầu tư, Quản lý tài sản khách hàng cá nhân, Quỹ phòng ngừa rủi ro… Theo viện CFA, top 10 chuyên viên trong ngành Phân tích tài chính (hội viên CFA) thuộc các công ty hàng đầu như JP Morgan Chase, PricewaterhouseCoopers, HSBC, Bank of America, Merrill Lynch, UBS, Ernst & Young. RBC, Citigroup, Morgan Stanley and Wells Fargo.

voh.com.vn-chung-chi-cfa-la-gi-2

Chứng chỉ CFA mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp (Nguồn Internet)

Thi chứng chỉ CFA

  1. Điều kiện thi chứng chỉ CFA

  • Thí sinh đã hoàn thành Đại học hoặc là sinh viên năm cuối chương trình Đại học hay các chương trình học tương đương.
  • Thí sinh là sinh viên năm cuối có thể đăng ký kỳ thi Level 1, tuy nhiên, để thi Level 2, thí sinh cần hoàn thành chương trình học trước thời điểm đăng ký thi.
  • Thí sinh có 4 năm kinh nghiệm làm việc, các công việc không cần liên quan đến mảng đầu tư - tài chính. Lưu ý rằng CFA chỉ công nhận 4 năm kinh nghiệm mang tính chất “toàn thời gian”.
  1.  Cách đăng ký thi chứng chỉ CFA

Thí sinh phải có hộ chiếu để đăng ký và tham dự kỳ thi. Ngoài ra, thí sinh cần hoàn thành Professional Conduct Statement để cam kết đối với bằng cấp và nghề nghiệp mình lựa chọn. Trong chương trình Online Membership Renewal, hội viên cũng sẽ được yêu cầu cập nhật các nội dung này hàng năm. Kỳ thi được tổ chức cả ngày, bao gồm 3 tiếng buổi sáng và 3 tiếng buổi chiều.

  1.  Nội dung thi chứng chỉ CFA

CFA được nhìn nhận là chứng chỉ khó theo đuổi nhất với tỷ lệ đậu 3 level thường dưới 50%. Trung bình 1 trên 5 thí sinh sẽ hoàn thành chương trình và trở thành hội viên CFA.

Nội dung

 Level 1 (%) 

 Level 2 (%) 

 Level 3 (%) 

Ethical and Professional Standards

15

10-15

10-15

Quantitative methods

10

5-10

0

Economics

10

5-10

5-10

Financial Reporting and Analysis

15

10-15

0

Corporate Finance

10

5-10

0

Equity Investment

11

10-15

10-15

Fixed Income

11

10-15

15-20

Derivatives

6

5-10

5-10

Alternative Investments

6

5-10

5-10

Portfolio Management and Wealth Planning

6

5-10

35-40

Tổng

100

100

100

voh.com.vn-chung-chi-cfa-la-gi-3

Chứng chỉ CFA tại Việt Nam là chứng chỉ danh giá (Nguồn Internet)

Hiện nay, tại Việt Nam, chứng chỉ CFA vẫn là một loại bằng cấp danh giá trong lĩnh vực tài chính giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy tìm hiểu và tạo cho mình cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai nhé!

50 câu thành ngữ tiếng Anh phổ biến giúp bạn giao tiếp như người bản xứ: Tổng hợp 50 câu thành ngữ tiếng Anh hay và thông dụng trong cuộc sống dành cho những ai mong muốn giao tiếp tiếng Anh thành thạo như người bản ngữ.
50 mẹo hữu ích giúp bạn luyện nói tiếng Anh lưu loát: Làm thế nào để khi giao tiếp bạn có thể 'bắn' tiếng Anh lưu loát và mạch lạc? Đừng lo! Bạn vẫn có thể làm tốt được điều đó bằng 50 mẹo thú vị dưới đây.
Bình luận