Khấu hao tài sản cố định công việc mà doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và việc nộp thuế của công ty. Việc khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng với công tác lập kế hoạch tài chính. Để hiểu rõ về khấu hao tài sản cố định, tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì, các phương pháp khấu hao là yêu cầu cần thiết.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Sau một thời gian sử dụng, giá trị tài sản bị hao mòn. Dựa trên sự hao mòn ấy, bạn cần phải tính toán, định giá và phân bổ có hệ thống giá trị tài sản ấy. Quá trình ấy gọi là khấu hao. Khấu hao được áp dụng với tài sản có thời gian sử dụng cố định và giảm dần giá trị trong quá trình sử dụng.
Trong thời gian sử dụng tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định sẽ được tính vào trong chi phí sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu cụ thể hơn về khấu hao tài sản cố định là gì, bạn cần phải biết rõ các phương pháp khấu hao.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định được quy định cụ thể tại thông tư 45/2013/TT-BTC. Cụ thể có phương pháp khấu hao tài sản cố định gồm: Khấu hao tuyến tính (đường thẳng), khấu hao theo khối lượng sản phẩm, khấu hao theo số dư giảm dần. Với từng loại tài sản và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kế toán sẽ phải đưa ra phương pháp khấu hao phù hợp.
(Ảnh: Internet)
Phương pháp khấu hao tuyến tính (đường thẳng)
Phương pháp này sẽ tính theo mức ổn định từng năm dựa trên chi phí hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp đó. Hiểu một cách đơn giản, tính theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm cơ bản là như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định được khấu hao là thiết bị, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm, súc vật và dụng cụ thí nghiệm, đo lường.
Khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) theo phương pháp này được xác định như sau:
Mức KHTSCĐ trung bình = Nguyên giá tài sản cố định : Thời gian sử dụng
Mỗi phương pháp khấu hao sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nắm rõ được ưu, nhược điểm của từng phương pháp, bạn sẽ hiểu cặn kẽ hơn về khấu hao tài sản cố định là gì?
-
Ưu điểm của phương pháp khấu hao tuyến tính
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản trong việc tính toán. Giá trị tổng của khấu hao tài sản cố định được phân bố đều qua các năm sử dụng.
-
Nhược điểm phương pháp khấu hao tuyến tính
Nhược điểm của phương pháp này là doanh nghiệp không dự trù được hết tính hao mòn của tài sản (giá trị của tài sản mất đi do sự thụt lùi về trình độ khoa học – công nghệ). Vì vậy, sẽ xảy ra trường hợp doanh nghiệp không kịp thời thu vốn đã bỏ ra cho những tài sản cố định đó.
(Ảnh: Internet)
Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Phương pháp này áp dụng cho tài sản cố định thỏa mãn những điều kiện sau:
-
Tài sản cố định liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm
-
Tính toán được tổng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất của tài sản cố định
-
Công suất sử dụng tài sản thực tế bình quân của các tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Theo phương pháp này khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) được tính theo công thức sau:
Mức trích KHTSCĐ trong tháng = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân (tính trên một đơn vị sản phẩm)
-
Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Phương pháp này đảm bảo được sự hợp lý trong phân bố chi phí theo số lượng sản phẩm được sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp cân đối được trong việc sản xuất sản phẩm trong kỳ với giá trị của tài sản cố định. Giá trị chuyền vào sản phẩm của tài sản cố định càng lớn thì sản xuất càng nhiều sản phẩm và ngược lại.
-
Nhược điểm của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Phương pháp này được tính trong điều kiện thuận lợi, trong trường hợp tài sản cố định (các loại máy móc) bị hỏng, sản xuất sản phẩm không đạt chỉ tiêu, chất lượng,… sẽ dẫn đến việc sai lệch trong việc tính toán. Điều này, ảnh hưởng đến tài chính, lợi nhuận và thuế phải nộp.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Đây là phương pháp tính khấu hao phù hợp với công ty/doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ, cần sự cập nhật tài sản cố định liên tục. Khấu hao tài sản (KHTSCĐ) theo số dư giảm dần được tính theo công thức sau:
Mức trích KHTSCĐ hàng năm = Tỷ lệ khấu hao x Giá trị còn lại của tài sản cố định
-
Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Phương pháp này có ưu điểm này khả năng thu hồi vốn nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc giảm được tổn thất của hao mòn vô hình. Đây được xem như một biện pháp “hoãn thuế” của công ty trong những năm đầu.
-
Nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Khấu hao theo số dư giảm dần có nhược điểm là có thể gây bất lợi trong cạnh tranh. Do chi phí khấu hao lớn, phương pháp này có khả năng gây sự đột biến trong giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp mới thành lập, kinh doanh chưa ổn định, lợi nhuận thấp không nên áp dụng phương pháp này.
Các mức khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là gì? Để hiểu hơn về vấn đề này bạn cần biết được các mức khấu hao tài sản cố định.
Có 2 mức trích khấu hao tài sản cố định. Trích khấu hao theo hàng năm và khấu hao theo hàng tháng.
Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian trích khấu hao
Khung thời gian trích khấu hao của các loại tài sản được quy định cụ thể tại bảng dưới đây.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm : 12 tháng
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thông tin đầy đủ về khấu hao tài sản cố định là gì, phương pháp khấu hao tài sản cố định và các mức trích khấu hao tài sản cố định.
Kết
Khấu hao tài sản cố định là công việc quan trọng của công ty, doanh nghiệp nhằm bảo toàn nguồn vốn cố định. Từ việc hiểu khấu hao tài sản cố định là gì, các phương pháp khấu hao tài sản, doanh nghiệp có thể đưa ra giá thành sản phẩm chính xác nhất. Điều này giúp mang lại hiệu quả trong kinh doanh.