Chờ...

25 từ cơ bản nhất một đứa trẻ 2 tuổi cần phải biết

(VOH) – Trẻ 2 tuổi có những bước phát triển vượt bậc, bé biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người lớn. Vậy bạn có biết một đứa trẻ 2 tuổi cần phải biết được tối thiểu những từ nào không?

Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu Trẻ em của Đại học Bryn Mawr, Pennsylvania cho biết, khi trẻ được 2 tuổi, có khoảng 25 từ mà trẻ cần phải biết và có thể nói được. Nếu bé 2 tuổi không thể nói được những từ này ở mức độ tối thiểu thì cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Danh sách 25 từ bao gồm các từ sau:

  1. Mẹ/ma: Đây là một trong những từ đầu tiên mà trẻ khi biết nói sẽ nói, nó thường xuất hiện khoảng khi bé được 1 tuổi.
  2. Bố/ba: Cùng với từ "mẹ", từ "ba" là một trong những từ đầu tiên mà trẻ nói được. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ sớm học được các từ chỉ họ hàng, anh em và cả những nhân vật hoạt hình yêu thích.
  3. Em bé: Những nhà nghiên cứu cho rằng từ "em bé" là một trong những từ cơ bản nhất trong vốn từ vựng của trẻ. Những trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi thường sẽ vô cùng thích thú và quan tâm đến các bé sơ sinh. Có lẽ đó chính là lý do mà từ "em bé" có mặt trong danh sách này.
  4. Nước: Từ "nước" khi trẻ nói có rất nhiều ý nghĩa, đó có thể là trẻ muốn uống nước hoặc là nước bị đổ… Điều này có nghĩa sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đi thường bắt đầu bằng những từ đơn giản.

25-tu-co-ban-nhat-mot-dua-tre-2-tuoi-can-phai-biet-voh

Trẻ 2 tuổi những từ trẻ nói thường có rất nhiều ý nghĩa (Nguồn: Internet)

  1. Sữa: Cũng giống như từ "nước", khi trẻ dùng được từ "sữa", nó có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi trẻ lớn hơn, bé sẽ học được cách dùng từ đúng và kết hợp nhiều từ thành một câu có nghĩa rõ ràng.
  2. Xin chào: Các nhà nghiên cứu cho biết, đây có thể từ này hơi khó phát âm nhưng nó lại là một từ cơ bản mà trẻ 2 tuổi nên biết.
  3. Tạm biệt: Ở tuổi này thì khi nói tạm biệt trẻ sẽ thường kèm theo cử chỉ vẫy tay. Nói tạm biệt là một dấu mốc phát triển mà trẻ cần phải đạt được khi bước sang tuổi thứ 2.
  4. Cảm ơn: "Cảm ơn" là một từ trong đối thoại mà trẻ học được từ bố mẹ. Nếu trẻ không nói được từ này, cha mẹ hãy nói nó nhiều hơn. Bởi trẻ thường học thông qua những gì người lớn làm.  
  5. Có/Dạ: Khi trẻ dùng được từ này, nó có thể coi là đánh dấu một bước phát triển của trẻ chứng tỏ bé đã "trưởng thành" hơn một chút. Nó cũng có nghĩa là trẻ đã nhận thức được nhiều hơn về bản thân.
  6. Không: Ngoài việc học nói “có/dạ” thì trẻ 2 tuổi cũng cần học cách nói "không". Và đây cũng là một từ cần có trong danh sách những từ mà trẻ 2 tuổi nên biết.  
  7.  Con chó: Trẻ thường sẽ có thể nói tên của những loài vật mà chúng nhìn thấy thường xuyên. Vì thế, nếu nhà bạn hay hàng xóm có nuôi chó thì từ này sẽ là một từ nằm trong vốn từ vựng của trẻ.
  8. Con mèo: "Mèo" cũng là một từ dễ mà rất nhiều trẻ có thể nói được.
  9. Quả bóng: Quả bóng là thứ vô cùng quen thuộc với mọi đứa trẻ. Đến lúc 2 tuổi, hầu hết các bé đều sẽ nhận diện được món đồ chơi này và gọi tên được nó.
  10. Mắt: Trong khoảng từ 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể. Lúc trẻ 2 tuổi thì nên biết cách chỉ và gọi tên mắt của mình.
  11. Mũi: Mũi là bộ phận cơ thể mà trẻ cần nhận biết và gọi tên được. Vì thế, khi trẻ nói từ này, cha mẹ hãy bảo con chỉ vào mũi để kiểm tra xem con có thật sự hiểu ý nghĩa của từ hay không nhé
  12. Quả chuối: Trẻ 2 tuổi sẽ có thể nói xin bố mẹ một số loại đồ ăn và các nhà nghiên cứu cho biết chuối là một trong những từ mà bé có thể nói được.
  13.  Bánh quy: Đây là một từ nằm trong danh sách nhưng thực ra nó không hẳn là một từ dễ. Nếu con bạn vẫn chưa nói được từ này thì cũng không cần quá lo lắng, đôi khi lý do chỉ đơn giản là con không thích hoặc không thường ăn bánh quy.

25-tu-co-ban-nhat-mot-dua-tre-2-tuoi-can-phai-biet-1-voh

Có một số từ không phải dễ nói vì thế cha mẹ cần phải kiên nhẫn dạy cho trẻ (Nguồn: Internet)

  1. Ô tô: Đây là một từ đơn giản mà hầu hết trẻ nhỏ đều biết, không chỉ vì nó dễ phát âm mà còn vô cùng quen thuộc gần gũi và được trẻ yêu thích.
  2. Nóng: Trẻ được 2 tuổi, phần lớn đều đã có khả năng nhận biết các yếu tố trong môi trường xung quanh. Nếu con có thể dùng từ miêu tả như "nóng" thì nó có nghĩa là con đã hiểu được khái niệm này.
  3. Tắm: Đây là từ chỉ hoạt động diễn ra hàng ngày nên chắc chắn những trẻ 2 tuổi đều phải quen thuộc với từ này.
  4. Giày: Đây là từ khá khó phát âm đối với trẻ. Vì thế, nếu con bạn vẫn chưa nói được từ này, hãy chỉ con thấy chiếc giày và dạy trẻ nói để trẻ có thể hình dung được những gì bạn dạy.
  5.  Sách: Nếu con bạn vẫn chưa nói được từ "sách" thì việc đọc sách cho con nghe có thể sẽ giúp con học được từ này. Không những thế, đọc sách là cách phát triển ngôn ngữ đơn giản và nhanh nhất.
  6.  Mũ: Ban đầu có thể trẻ sẽ gọi bất cứ cái gì đội trên đầu là mũ nhưng dần dần, trẻ sẽ học được cách phân biệt và gọi tên đúng.
  7.  Nữa (nhiều hơn nữa, thêm nữa,…): Theo các nhà nghiên cứu thì đến mốc 2 tuổi, trẻ nên biết cách nói xin thêm một cái gì đó, chẳng hạn như thêm sữa hay bánh.
  8.  Hết rồi/ Đi rồi: Đến lúc bé được 2 tuổi, bạn sẽ thấy rằng bé có thể nhận thức được sự vắng mặt của các vật xung quanh hay tình trạng hết đi của thứ gì đó. Ví dụ thường gặp nhất chính là khi bé uống hết sữa hay ăn hết cháo, bé sẽ nói "hết rồi."

Các nhà nghiên cứu cho rằng, 25 từ này được xem là những từ cơ bản và tối thiểu nhất mà trẻ phải nói được khi lên 2 tuổi. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển vốn từ vựng và ngôn ngữ của trẻ.

Vì vậy, nếu bé nhà bạn đã 2 tuổi nhưng lại không thường xuyên sử dụng các từ ngữ ngày để giao tiếp với mọi người thì bạn cần quan sát và theo dõi nhiều hơn hoặc nếu lo lắng hãy đến gặp bác sĩ. Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ 2 tuổi không thể phát phát triển ngôn ngữ ở tốc độ điển hình, đó có thể là do vấn đề về thính giác, vấn đề về cơ chế nói hoặc các dấu hiệu sớm của rối loạn học tập cơ bản... Nếu các vấn đề được phát hiện và khắc phục thì sẽ giúp ít rất nhiều trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. Trang parents.com

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị : Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn khi giao tiếp cũng như thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đó, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ để giúp bé khắc phục.

Nhận diện dấu hiệu trẻ chậm nói và phương pháp điều trị : Khi thấy con mình không nói nhiều như những đứa bé cùng trang lứa, nhiều bậc phụ huynh thường rất lo lắng, muốn tìm được nguyên nhân cũng như cách giúp trẻ có thể nhanh nói chuyện.